Warehouse là gì? Vai trò chính của Warehouse trong Logistics

Warehouse là gì? Vai trò của Warehouse quan trọng như thế nào trong ngành Logistics? đều là những câu hỏi hóc búa dành cho những ai mới tìm hiểu. Warehouse là thành phần không thể tách rời đối với lĩnh vực Logistics và xuất nhập khẩu hàng hoá.

Vì vậy, để giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ Warehouse, An Tín Logistics xin được giới thiệu bài viết ngày hôm nay. Tất tần tật thông tin chi tiết về Warehouse sẽ được trình bày rõ ràng trong bài viết đấy!

Warehouse là gì?
Warehouse là gì?

Warehouse là gì?

Warehouse hiểu đơn giản là kho bãi hay kho chứa hàng. Chúng được tính như một loại bất động sản với mục đích nhằm bảo quản, lưu trữ và xuất nhập hàng hoá,… Tính đến thời điểm hiện tại, Warehouse đã trở thành một phần hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, bán hàng lẻ, bán buôn sỉ, hoạt động thương mại và sản xuất,…

Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có thể có nhiều hơn 1 kho hàng hoá. Các kho này có thể toạ lạc ở những vị trí riêng biệt để đảm bảo việc cung ứng hàng hoá đến đơn vị khác là thuận lợi nhất.

Thế nhưng trong thực tế, không ít doanh nghiệp lựa chọn giải pháp đi thuê kho hàng hoá của riêng mình. Đối với hình thức thuê kho, doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ không gian với nhiều mặt hàng khác nhau của nhiều doanh nghiệp khác.

Các loại Warehouse phổ biến trong Logistics

Hiện nay tại Việt Nam có những loại Warehouse phổ biến trong ngành Logistics bao gồm:

1. Kho chung hoặc kho chia sẻ – Shared Warehouse

Hình thức này doanh nghiệp sẽ sử dụng chung không gian kho với các công ty khác. Qua đó, tiết kiệm nhiều loại chi phí và đơn giản hoá các loại thủ tục chứng từ. Hơn nữa, việc sử dụng dịch vụ chung kho mang đến sự thuận tiện vì mọi quy trình đều được xử lý bởi bên cung cấp dịch vụ.

2. Warehouse tư nhân – Private Warehouse

Loại hình Warehouse thuộc quyền sở hữu của công ty lưu trữ tư nhân hoặc những tập đoàn bán lẻ quy mô lớn. Chúng là những kho bãi độc quyền, thông thường xây dựng gần nhà máy, cơ sở sản xuất hay phía ngoài công trường.

Muốn lựa chọn loại hình Warehouse này, doanh nghiệp đòi hỏi phải đáp ứng được chi phí và sẵn sàng rót vốn để xây dựng kho tư nhân.

Warehouse tư nhân - Private Warehouse
Warehouse tư nhân – Private Warehouse

3. Bonded Warehouse – Kho ngoại quan

Kho này thường dùng để lưu trữ những loại hàng hoá đã hoàn tất thủ tục hải quan và chờ xuất khẩu. Hàng hóa từ ngoại quốc nhập vào gửi nhằm chờ nhập khẩu vào Việt Nam hay xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là một trong những loại kho quan trọng đối với các doanh nghiệp.

4. Public Warehouse  – Kho công cộng

Hình thức kho này chỉ phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu lưu giữ hàng hoá trong một khoảng thời gian ngắn. Doanh nghiệp có thể gửi hàng tại các kho công cộng trong thời gian ngắn để tìm kho bổ sung khi số lượng hàng hoá cần lưu trữ quá lớn.

5. Kho bảo thuế (hay là Tax Suspension Warehouse)

Đây là địa điểm lưu trữ nguyên vật liệu, vật tư hay các lô hàng đã được thông quan nhưng nghĩa vụ đóng thuế vẫn chưa được hoàn thành. Loại kho này thường là thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải phối hợp với cơ quan thuế để kiểm tra và giám sát kho.

6. Kho tự động hoá (tên khác là Automated Warehouse)

Ưu điểm vượt trội của loại kho này chính là đem lại hiệu quả cao, nhanh gọn và tiết kiệm chi phí thời gian. Loại kho tự động được quản lý dựa trên phần mềm với các hoạt động: nhận đơn hàng, lưu trữ và vận chuyển hàng hoá.

Những thiết bị hiện đại như: xe nâng, giá đỡ,… đều sở hữu công nghệ cao. Phần mềm quản lý giúp giảm thiểu tối đa sai sót và nâng cao khả năng luân chuyển hàng hoá của doanh nghiệp.

Kho tự động hoá - Automated Warehouse
Kho tự động hoá – Automated Warehouse

7. Kho kiểm soát khí hậu bảo quản – Climate Controlled Warehouse

Loại kho này có khả năng kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm ở mức thích hợp để bảo quản và lưu giữ các loại thực phẩm. Mục đích nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá ở mức tốt nhất và không bị hư hại khi đến tay người mua.

8. Kho CFS – CFS Warehouse

Tên gọi khác của loại kho này là địa điểm thu gom hàng lẻ. Một loại Warehouse chuyên dụng để thu gom, phân loại các mặt hàng lẻ vận chuyển cùng Cont. Trong trường hợp các chủ hàng không đủ số lượng hàng hoá để chất đầy Cont.

Hàng hóa sẽ được tập kết lại để thực hiện đóng gói và xếp vào Cont trong khi chờ quá trình thủ tục xuất nhập khẩu hoàn thành. Nếu cần thiết thì mới tiến hành ghép hoặc phân chia Cont để xuất khẩu hàng.

Tìm hiểu vai trò của Warehouse trong xuất nhập khẩu là gì?

Warehouse đóng vai trò quan trọng với nhiều ứng dụng không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng hoá thuộc lĩnh vực Logistics hiện nay. Thêm vào đó, nó còn là một yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Vai trò của Warehouse cụ thể như sau:

Không bị trì trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Hàng hoá chính là sản phẩm mấu chốt nhất để duy trì hoạt động đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nào hiện nay. Thế nhưng, đơn vị sản xuất còn phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất.

Số lượng hàng bán ra càng nhiều thì số lượng hàng nhập phải nhiều hơn (hoặc tối thiểu phải tương đương) để đảm bảo việc hoạt động liên tục. Nếu doanh nghiệp không sở hữu kho lưu trữ riêng thì nghiệp vụ xuất hàng diễn ra liên tục hàng ngày. Điều này dẫn đến sự bất tiện cũng như phát sinh nhiều loại chi phí.

Hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo tính liên tục
Hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo tính liên tục

Giảm chi phí cho doanh nghiệp

Tần suất nhập hàng vào và xuất hàng đi của các doanh nghiệp sẽ gia tăng theo cấp số nhân nếu không có Warehouse. Việc này sẽ kéo theo một lượng lớn chi phí bị tiêu hao cho công tác quản lý và vận chuyển,…

Chi phí cho hoạt động và sản xuất của doanh nghiệp vô hình chung bị đẩy lên rất cao. Vì vậy, Warehouse sẽ giúp doanh nghiệp tích trữ hàng hoá và thuyên giảm số lượng chuyến hàng nhằm tiết kiệm chi phí vận tải hơn.

Dịch vụ hỗ trợ hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp

Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển, nhận hàng nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách địa lý của bên bán với bên mua (nhà sản xuất và người tiêu dùng).

Doanh nghiệp sẽ tốn nhiều thời gian cho việc phân bổ hàng hóa đến các đại lý, người tiêu dùng hay cửa hàng bán lẻ nếu chỉ có một kho hàng. Doanh nghiệp sẽ tạo dựng được lợi thế cạnh tranh khi sở hữu nhiều kho hàng và thúc đẩy thời gian giao hàng nhanh hơn. Đồng thời, doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí vận tải để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Hỗ trợ tốt nhất cho tiến trình Logistics ngược

Ngoài các vai trò trên, Warehouse còn hỗ trợ đắc lực cho quá trình Logistics ngược. Warehouse giúp doanh nghiệp tập kết và xử lý các hàng hoá hư hỏng, hàng thừa hay hết hạn dùng. Từ đó, doanh nghiệp tiến hành xử lý và tái sử dụng bao bì sản phẩm tốt hơn.

Tổng hợp các chức năng chính của Warehouse

Doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược cho việc sử dụng Warehouse để đạt hiệu quả mong đợi. Warehouse hiện nay có những chức năng chính gồm:

Các chức năng chính của Warehouse trong doanh nghiệp
Các chức năng chính của Warehouse trong doanh nghiệp
  • Điểm lưu trữ hàng hoá, đây là chức năng cốt lõi của nó trong các doanh nghiệp. Hàng hoá được tập hợp tại kho rồi bắt đầu phân loại để quản lý và bảo quản chuẩn theo quy định;
  • Bảo quản hàng hoá, cần phải đảm bảo về mặt chất lượng cũng như số lượng sản phẩm. Hàng hoá không bị tác nhân từ môi trường bên ngoài gây hư hỏng hoặc biến đổi về lượng chất;
  • Chuẩn bị theo đơn hàng yêu cầu, hàng hoá trong kho sẽ được phân loại theo đặc trưng riêng từng loại. Vì thế, hàng có thể chia nhỏ hoặc gộp lại trước khi bảo quản trong kho và đáp ứng các yêu cầu giao hàng;
  • Phối hợp các loại hàng, khi xuất hàng sẽ xuất hiện nhiều loại mặt hàng khác nhau tùy vào yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, kho hàng sẽ giúp doanh nghiệp phối hợp các mặt hàng khác nhau để đáp ứng theo như đơn hàng.

Lời kết

Như vậy là bài viết trên đã cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về “Warehouse là gì?” rồi. Chức năng và vai trò của Warehouse cũng được phân tích chi tiết để bạn đọc tham khảo. Nếu các bạn vẫn còn mơ hồ về thuật ngữ này, xin hãy cho chúng tôi biết dưới phần bình luận nhé!

An Tín Logistics

Tin tức liên quan

An Phát Holdings hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm

TEAM BUILDING AN TÍN LOGISTICS 2024: ĐOÀN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376