Seaway Bill là gì? Hướng dẫn phân biệt Seaway Bill và Surrender Bill

Seaway Bill là gì? Vận đơn này tương đối phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ về Seaway Bill và thường nhầm lẫn chúng với các loại vận đơn khác.

Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay của An Tín Logistics sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về Seaway Bill và cách phân biệt với Surrender Bill đấy!

Seaway Bill là gì?
Seaway Bill là gì?

Seaway Bill là gì?

Seaway Bill thực chất là một loại hợp đồng vận tải được lập giữa công ty vận tải (hãng tàu) và khách hàng. Chúng có thể được lập dưới hình thức file cứng in ra giấy như các loại Bill hay là file mềm.

Tuy vậy, Seaway Bill không được sử dụng cho mục đích mua bán cũng không thể giao cho bên thứ ba vì chúng không có tính pháp lý. Seaway Bill thường áp dụng trong các trường hợp như là vận đơn in hợp đồng thanh toán trước, chống chế hàng hoá và giá trị nhỏ,…

Vì sao Seaway Bill xuất hiện trong xuất nhập khẩu?

Việc sử dụng vận đơn trong quá trình vận chuyển hàng hoá thực thế đang cho thấy nhiều trở ngại và khó khăn. Thế nhưng, bản gốc của vận đơn vẫn là chứng từ bắt buộc để bên nhận có thể nhận được hàng hoá.

Vận đơn thường được chuyển qua đường bưu điện dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình trên. Hơn nữa, việc phát hành và sử dụng vận đơn cũng gây phát sinh nhiều chi phí. Vì lý do vận đơn rất dễ bị làm giả, do đó cần phải in các chữ mịn nhỏ ở mặt sau và cần sự công phu, tỉ mỉ.

Nhìn chung, vận đơn vẫn được áp dụng phổ biến giữa bên bán, bên mua và đang trong quá trình chuyển giao công nghệ. Nhưng vận đơn vẫn còn tốn nhiều thời gian khi vận chuyển bằng đường bưu điện.

Chính vì những điều trở ngại và khó khăn trên, Seaway Bill đã ra đời nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quy trình giao nhận hàng. Chúng giúp tiết kiệm thời gian giao nhận hàng hoá và trở nên tiện lợi hơn.

Sự ra đời của Seaway Bill trong hoạt động xuất nhập khẩu
Sự ra đời của Seaway Bill trong hoạt động xuất nhập khẩu

Đồng thời, Seaway Bill giúp giảm thiểu chi phí cho việc phát hành và lưu hành vận đơn cho các bên. Loại bỏ tình trạng thất lạc Bill khi hãng tàu không yêu cầu ký Bill và bên mua không có trách nhiệm về hoạt động này.

Thêm vào đó, vận đơn đảm bảo giao hàng đúng cho bên người nhận (Consignee) vì phải có giấy chứng minh mới được nhận hàng. Điều khoản của Seaway Bill được in ở mặt sau giống như các loại vận đơn khác.

Vai trò của Seaway Bill trong Logistics là gì?

Vai trò của Seaway Bill trong vận tải đường biển hết sức quan trọng đối với người dùng hiện nay. Các chức năng chính của Seaway Bill trong xuất nhập khẩu bao gồm:

  • Sử dụng Seaway Bill như bằng chứng cho việc thoả thuận giữa bên bán và bên mua với nhau;
  • Không có chức năng giống các loại vận đơn bình thường và chỉ áp dụng mua bán khi có niềm tin giữa các bên;
  • Đảm bảo tính an toàn cao cho người sử dụng vì muốn nhận hàng trên Seaway Bill, các bạn phải có giấy giới thiệu trùng khớp với thông tin trên Manifest. Hơn nữa, người nhận phải có giấy tờ tùy thân chứng minh mình là người nhận;
  • Seaway Bill không có tính pháp lý nên không có chức năng như một vận đơn. Mà chúng được xem như một loại giấy tờ được chuyển nhượng trong quá trình giao nhận hàng hoá giữa hai bên;
  • Bản chất thực của Seaway Bill chủ yếu dựa vào lòng tin cho nên chúng sẽ không đảm bảo tránh rủi ro và tổn thất cho hàng hoá của bạn.

Nội dung có trên Seaway Bill bao gồm những gì?

Nội dung của Seaway Bill sẽ được thể hiện khác nhau ở mặt trước và mặt sau. Từng mục sẽ ghi nhập những thông tin khác nhau theo như yêu cầu. Những nội dung chính có trên Seaway Bill gồm có:

Mặt trước

  • Tiêu đề;
  • Số vận đơn;
  • Tên đơn vị vận chuyển;
  • Shipper – Tên cùng địa chỉ của bên gửi hàng;
  • Consignee – Tên và địa chỉ của bên nhận hàng;
  • Notify Party – Bên được thông báo khi hàng đến;
  • Place of Receipt – Địa điểm thực hiện nhận hàng;
  • Place of Delivery – Địa điểm tiến hành giao hàng;
  • Port of Loading – Cảng bốc xếp hàng lên tàu;
  • Port of Discharge – Cảng dỡ hàng khỏi tàu chuyên chở;
  • Vessel & Voyage No. – Tên & số hiệu chuyến tàu;
  • Thông tin liên quan đến hàng hoá: số lượng, ký mã hiệu,…;
  • Freight Payable at – Tổng số tiền phí vận chuyển;
  • Date, Place of Issue – Ngày và nơi phát hành vận đơn.
Nội dung trên Seaway Bill
Nội dung trên Seaway Bill

Mặt sau

Nội dung có trên mặt sau quy định rõ ràng các điều khoản chuẩn bị bởi đơn vị vận chuyển và in sẵn. Những thông tin chính được ghi nhập ở mặt sau gồm:

  • Điều khoản chung đã thoả thuận giữa các bên;
  • Trách nhiệm cùng nghĩa vụ đối với bên vận chuyển;
  • Phụ phí và cước phí;
  • Trách nhiệm của người vận chuyển được miễn trừ.

Hướng dẫn cách phân biệt Seaway Bill và Surrender Bill

Thuật ngữ Surrender Bill và Seaway Bill đều rất phổ biến trong lĩnh vực vận tải Logistics. Mỗi loại lại sở hữu những ưu và nhược điểm riêng biệt như bảng dưới đây

Tiêu chí so sánh Surrender Bill Seaway Bill
Khái niệm Vận đơn loại giấy có giá trị thực và cũng dùng cho việc xác nhận hoạt động vận tải hàng hoá Loại vận đơn điện tử và không có giá trị trong thực tế. Chúng được sử dụng nhằm xác nhận hoạt động vận chuyển hàng hoá
Mục đích sử dụng Thông thường sử dụng trong các cuộc giao dịch quan trọng, yêu cầu tính an toàn và bảo mật cao hơn Thường được áp dụng trong các hình thức giao dịch nhanh, cần giảm chi phí và tiết kiệm thời gian
Chủ quyền hàng hoá Hàng hoá sẽ được phát hành theo tên người nhận hàng ghi trên Bill hay chủ hàng Phát hành hàng hoá đúng theo tên người nhận hàng (Consignee) thể hiện trên Bill
Thay đổi về thông tin Thông tin có thể thay đổi trong khoảng thời gian cụ thể sau khi đã phát hành Bill Thông tin không thể được thay đổi sau khi phát hành Bill
Hình thức thanh toán Thường hay áp dụng hình thức thanh toán là chuyển khoản truyền thống Thông thường áp dụng hình thức thanh toán trực tuyến
Cơ chế bảo mật Yêu cầu chữ ký, đồng thời phát hành bằng việc in và gửi theo đường bưu điện hay đường biển Không yêu cầu có chữ ký và phát hành thông qua việc in hay gửi bằng Email
Hướng dẫn cách phân biệt Seaway Bill và Surrender Bill
Hướng dẫn cách phân biệt Seaway Bill và Surrender Bill

Nhìn chung, cả 2 loại vận đơn đều có điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Các bạn nên xem xét mục đích sử dụng cũng như yêu cầu theo từng giao dịch để lựa chọn loại phù hợp nhất với mình.

Những câu hỏi thường gặp về Seaway Bill

Khi nào nên sử dụng Seaway Bill trong thương mại quốc tế?

Một số trường hợp nên áp dụng vận đơn đường biển Seaway Bill được liệt kê như sau:

  • Thời gian gửi Bill gốc dài hơn thời gian vận chuyển hàng bằng tàu biển;
  • Giao dịch giữa những công ty đã hợp tác với nhau và mức độ uy tín được đảm bảo thì nên sử dụng vận đơn đường biển;
  • Muốn thực hiện đúng vận đơn đường biển thì phải là Bill đích danh, nghĩa là người có tên tại mục người nhận hàng (Consignee) mới có quyền nhận hàng hoá.

Quy trình cấp Seaway Bill diễn ra như thế nào?

Quy trình cấp Seaway Bill có phần tương đồng với các loại vận đơn đường biển khác. Tuy vậy, các bạn cần lưu ý vận đơn chỉ được hãng tàu đồng ý phát hành khi đã nhận thanh toán trả trước từ phía gửi hàng. Quy trình cấp Seaway Bill diễn ra như dưới đây:

  • Tiến hành Booking với hãng tàu sau khi ký hợp đồng. Xác nhận bằng Booking Confirmation để xác nhận đặt chỗ sau khi nhận Booking Note;
  • Shipper sẽ gửi SI để hãng tàu tiến hành thực hiện Bill Draft, phải có ghi chú yêu cần gửi gấp Seaway Bill;
  • Hãng tàu từ SI sẽ gửi lại Bill Draft cho bên Shipper nhằm xác nhận thông tin trên Bill nháp đã đúng chưa để phát hành Bill chính thức;
  • Hãng tàu sẽ gửi A/N cho bên nhận hàng để nhận hàng khi hàng tới cảng đích. Bên nhận hàng tiếp tục hoàn tất thủ tục để nhận D/O giao hàng từ hãng tàu;
  • Công ty có tên trong mục “Người nhận hàng” cần phải mang giấy giới thiệu (hay bất kỳ giấy tờ chứng minh khác) để nhận hàng.
Quy trình cấp Seaway Bill diễn ra như thế nào?
Quy trình cấp Seaway Bill diễn ra như thế nào?

Lời kết

Tất tần tật các thông tin về “Seaway Bill là gì” đã được An Tín Logistics giới thiệu đến bạn qua bài viết trên. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc về loại vận đơn này, xin hãy để lại bình luận phía bên dưới. Nhân viên tư vấn nhiều năm kinh nghiệm của An Tín (thành lập từ năm 2007) sẽ giải đáp rõ ràng cho bạn trong thời gian sớm nhất.

Tin tức liên quan

An Phát Holdings hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm

TEAM BUILDING AN TÍN LOGISTICS 2024: ĐOÀN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376