Mực nước sông thấp cản trở vận chuyển ở châu Âu

CHÂU ÂU – Nhiệt độ tăng cao và đợt khô hạn kéo dài ở châu Âu khiến mực nước sông giảm, gây cản trở trong vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa.

Mạng lưới đường sông và đường biển ngắn của châu Âu vận chuyển hơn 400 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Cùng với đó, EU đang tham vọng tăng con số này thêm 25% vào năm 2030 như một phần của Thỏa thuận Xanh châu Âu, Chiến lược Di chuyển Thông minh và Bền vững.

Tuy nhiên, giao thông đường thủy nội địa đang bị hạn chế do mực nước thấp. Điển hình là sông Rhine chảy từ dãy Alps của Thụy Sĩ qua Pháp và Đức đến Hà Lan, là một hành lang vận chuyển hàng hóa được sử dụng nhiều và chuyên chở 200 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tuy nhiên, ở một số đoạn của Đức, sông sâu dưới 1 m, bằng 1/2 mức thông thường.

Chính phủ Đức đề xuất nạo vét sông Rhine để tạo ra một kênh duy nhất, sâu hơn. Ảnh: Automotive Logistics 

Giảm tải trọng

Hãng Ford cho biết họ đã giảm số lượng xe tải trên mỗi tàu từ 30-40 chiếc vào tuần trước vì điều kiện thời tiết khô hạn. Trong khi đó, BLG-Interrijn Automobiltransporte cung cấp cho Ford 5 tàu vận tải để di chuyển ôtô trên sông Rhine, mỗi tàu có tải trọng khoảng 500 chiếc ôtô. Nhà sản xuất này chia sẻ trên Automotive Logistics, để bù đắp cho việc giảm số đơn vị chở trên mỗi tàu, hãng đã tăng tần suất các chuyến ra khơi.

Tính đến ngày 12/8, độ sâu của sông Rhine tại Cologne là 84cm. Nếu mức nước sông giảm xuống 70cm, Ford sẽ phải giảm số lượng phương tiện trên mỗi tàu xuống 20-25% tải trọng thông thường, tương đương từ 100-125 chiếc ôtô. Trong lịch sử, mực nước thấp nhất trên sông Rhine đo được ở Cologne là 69cm vào tháng 10/2018. Tuy nhiên, vào tuần trước, ở phía nam Cologne, Cơ quan Quản lý Đường thủy và Vận tải Liên bang Đức đã báo cáo mực nước chỉ còn 42cm.

Mercedes-Benz cho biết họ liên tục theo dõi và đánh giá tình hình nước thấp, hiện tại không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như việc vận chuyển các phương tiện bằng sà lan.

Hạn chế vận chuyển hàng hóa

Sông Rhine thường có mực nước thấp hơn từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, nhưng điều này càng trầm trọng hơn do nhiệt độ khô bất thường và không có tuyết rơi ở dãy Alps vào mùa đông năm ngoái. Điều này có thể khiến việc vận chuyển hàng hóa không thể lưu thông trong nhiều tháng tới.

Ở miền bắc Italy, nơi Pininfarina và Ferrari đặt nhà máy, mực nước ở sông Po cũng đang ở mức thấp và vấn đề này vẫn tiếp diễn khắp châu Âu. Sông Danube cạn kiệt khi đi qua Romania và Bulgaria, việc nạo vét khẩn cấp sẽ được tiến hành để các tàu chở than có thể đi qua.

Về các lô hàng đến, một số nhà cung cấp cấp cho biết họ có một lực lượng đặc nhiệm liên tục theo dõi tình hình trên sông Rhine. Họ cũng thực hiện nhiều biện pháp khác nhau trong tình hình hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu thô hiện đã được đảm bảo.

Năm ngoái, Nghị viện châu Âu đề xuất tăng lượng phương tiện giao thông đường thủy nội địa trên toàn bộ mạng lưới sông ngòi. Trong nghị quyết “Hướng tới vận tải đường thủy nội địa có thể chứng minh được tương lai ở châu Âu”, chỉ 6% vận tải nói chung di chuyển trên các tuyến đường thủy nội địa của châu Âu và cần khuyến khích sử dụng nhiều hơn để thay thế vận tải đường bộ.

Để đối phó với tình trạng trên, chính phủ Đức đã đề xuất nạo vét sông Rhine, tạo ra một con kênh sâu hơn. Dự án này sẽ mất nhiều năm và tàu thuyền có thể bị hạn chế hoạt động vì vấn đề này. Mặt khác, việc hạn chế phương tiện trên sông Rhine có nguy cơ khiến mạng lưới đường bộ tăng, làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn và gây áp lực lên một lĩnh vực vốn hạn chế về năng lực.

Điều nghiêm trọng nhất là hiện nay, sông Rhine đang được sử dụng để vận chuyển than cho các nhà máy điện do thiếu khí đốt tự nhiên từ Nga. Than trở lại là một yếu tố thiết yếu để sản xuất điện, đặc biệt ở Pháp, nơi mực nước thấp hơn ở sông Rhone và Garonne.

Theo Automotive Logistics

Tin tức liên quan

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

VNACCS là gì? Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

Phạm vi chứng nhận CCC

CCC là gì? Tìm hiểu quy trình xin dấu chứng nhận bắt buộc Trung Quốc

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376