Local Charge là gì? Tìm hiểu về các loại phí Local Charge thường gặp nhất

Trong vận chuyển đường biển quốc tế, bên cạnh cước vận tải, hàng hóa còn phải chịu nhiều loại phí khác nhau, phổ biến nhất là Local Charge. Vậy, Local Charge là gì? Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần quan tâm đến những loại phí Local Charge nào?

Hãy cùng An Tín Logistics tìm hiểu ngay ở nội dung bài viết dưới đây nhé!

Local Charge là gì?

Local Charge là gì?

Local Charge (LCC) là phụ phí phát sinh để trả cho việc bốc xếp hàng hóa lên tàu tại cảng địa phương. Loại phí này do hãng tàu hoặc forwarder thu từ chủ hàng, không bao gồm cước vận chuyển. Tùy vào thỏa thuận giữa bên mua và bên bán để xác định ai sẽ là người trả phụ phí LCC.

LCC thực chất không phải là một loại phí cụ thể mà nó là tên gọi chung của các loại phí mà doanh nghiệp/chủ hàng phải thanh toán tại cảng biển. Một lưu ý rằng, các hãng tàu sẽ là đối tượng nhận được khoản phụ phí này, forwarder chỉ là đơn vị thu hộ và sau đó, nộp lại cho hãng tàu.

Các loại phí Local Charge

Sau khi đã nắm được local charge là phí gì, An Tín Logistics sẽ chia sẻ đến bạn đọc các loại phí Local Charge phổ biến nhất.

1. Phí Handling Fee

Là loại phí mà các Forwarder thu từ Consignee/Shipper. Đây được xem là tiền công mà Forwarder giao dịch với các đại lý của họ ở đầu nước ngoài để thực hiện một số công việc như phát hành lệnh giao hàng, phát hành vận đơn, làm thủ tục thông quan và các công đoạn khác.

2. Phí Terminal Handling Charge

Phí Terminal Handling Charge được viết tắt là THC. Đây là phí xếp dỡ hàng tại cảng biển, nó được tính theo số lượng container vận chuyển lên hoặc dỡ xuống tàu.

Mục đích của khoản phí này là để bù đắp các chi phí xếp dỡ hàng, tập kết container tại bãi… Các hãng tàu sẽ thu lại phí THC từ phía chủ hàng hóa chứ họ không phải là đối tượng trực tiếp phải chịu loại phí này.

Các loại phí Local Charge

3. Phí Delivery Order Fee

Delivery Order Fee (D/O) là phí lệnh giao hàng. Khi nhập một lô hàng và có Arrival Notice, consignee sẽ đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng D/O. Tại đây, họ phải trải phí D/O cho hãng tàu, sau đó, xuất trình D/O tại kho và lập phiếu lấy hàng.

4. Phí AMS

Khi nhập khẩu hàng hóa vào một số nước như Hoa Kỳ, Canada thì ngoài việc phải khai báo chi tiết các mặt hàng, nước bạn còn yêu cầu chúng ta phải đóng phí AMS. Hiện nay, mức phí này dao động trong khoảng 30 USD/BL.

5. Container Freight Station Fee

Đây là một trong những loại phí LCC phổ biến nhất. Nó được các công ty vận chuyển thu khi chuyển hàng từ kho ra container hoặc ngược lại. Phí này chỉ áp dụng đối với hàng lẻ.

6. Các phí B/L, AWB, phí chứng từ

Tương tự như D/O, các loại phí này được thu khi hãng tàu biển hoặc hãng hàng không phát hành hóa đơn vận tải cho chủ hàng. Phí B/L, AWB áp dụng cho hàng xuất khẩu.

Các phí B/L, AWB, phí chứng từ

7. Phí chỉnh sửa Bill of Lading

Đây cũng là một loại phí chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu. Vì một số nguyên nhân nào đó mà khi nhận hàng, bạn cần chỉnh sửa lại thông tin trên B/L. Khi đó, hãng tàu sẽ chỉnh sửa cho chúng ta và thu phí. Mức phí chỉnh sửa B/L dao động từ 50 – 100 USD, cụ thể:

  • Phí chỉnh sửa B/L sẽ là 50$ nếu chủ hàng yêu cầu chỉnh sửa trước khi tàu cập cảng đích.
  • Phí chỉnh sửa B/L sẽ từ 100$ trở lên nếu chủ hàng yêu cầu chỉnh sửa sau khi tàu cập cảng đích.

8. Phí Bunker Adjustment Factor

Bunker Adjustment Factor là phụ phí ngoài cước vận chuyển, được các hãng tàu thu để bù đắp cho sự biến động giá nhiên liệu theo từng thời kỳ. Mỗi tuyến Châu Á hoặc Châu Âu sẽ có mức phụ phí xăng dầu khác nhau và nó phụ thuộc vào định mức của từng hãng tàu.

9. Container Imbalance Charge (CIC)

Loại phí này được các chủ tàu thu để bù đắp những chi phí phát sinh cho việc điều chuyển các container từ nơi thừa sang nơi thiếu. Mục đích là để hàng hóa được cung ứng một cách liên tục và hợp lý. CIC còn được gọi là phí phụ trội hàng nhập hay phí mất cân đối vỏ cont.

Container Imbalance Charge (CIC)

10. Phí Peak Season Surcharge PSS

Peak Season Surcharge còn được gọi là phụ phí mùa cao điểm. Phí này áp dụng khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

Thông thường, các hãng tàu sẽ áp dụng phí PSS từ tháng 8 đến tháng 10. Đây là thời điểm mà hàng hóa được vận chuyển nhiều sang các thị trường Mỹ và Châu Âu để chuẩn bị cho các dịp lễ đặc biệt như giáng sinh hay lễ tạ ơn.

11. General Rate Increase (GRI)

Một số mặt hàng đông lạnh cần sử dụng máy lạnh liên tục để quá trình lưu trữ và bảo quản được tốt nhất. Do đó, các hãng tàu sẽ thu phí chạy điện (GRI) đối với các mặt hàng này. Tuy nhiên, cũng giống như PSS, GRI chỉ áp dụng vào mùa cao điểm.

12. Một số loại phí khác

Ngoài ra, còn một số loại phí LCC khác như:

  • Phí soi chiếu an ninh.
  • Phí giảm thải lưu huỳnh.
  • Phí niêm phong chì Seal.
  • Phí truyền dữ liệu.
  • Phí khai báo hải quan, an ninh vào một số nước.

Những lưu ý quan trọng cần biết về phí LCC

Cần phân biệt rõ, phí Local Charge khác với cước vận tải. Chính vì vậy, khi thuê các đơn vị vận chuyển, chủ hàng cần lưu ý 2 điều sau đây:

Hỏi kỹ về các phí LCC trong báo giá cước vận chuyển

Không ít các chủ hàng/ chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến tiền cước vận chuyển dẫn đến việc:

  • Phát sinh các phí LCC làm vượt quá kinh phí dự kiến, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp/ chủ hàng.
  • Không kiểm soát được việc các forwarder tăng hoặc bổ sung thêm các phí Local Charge khi khai thác hàng.

Do đó, chủ hàng nên yêu cầu được báo thêm các chi phí LCC song song cùng cược vận chuyển. Điều này sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc cân đối chi phí và lợi nhuận cũng như đưa ra mức giá thành phù hợp cho lô hàng.

các phí LCC trong báo giá cước vận chuyển

Thỏa thuận về việc ai là người thanh toán các phí LCC

Bên mua và bên bán cần trao đổi trước với nhau về chi phí Local Charge ở 2 đầu xuất nhập khẩu sẽ do bên nào thanh toán. Thông thường, việc phát sinh LCC ở đâu thì bên đó sẽ chịu trách nhiệm. Điều này nhằm tiết kiệm chi phí cho cả 2 bên và kiểm soát rủi ro một cách tốt hơn.

Việc phân chia rõ phí LCC do bên nào trả cũng ảnh hưởng đến tính thuế xuất nhập khẩu.

Theo quy định, phí Local Charge ở đầu nhập sẽ không phải cộng vào trị giá tính thuế. Tuy nhiên, nếu bên mua yêu cầu bên bán thanh toán phí này, họ sẽ cộng trực tiếp vào giá bán. Như vậy, trị giá tính thuế thực tế sẽ cao lên và dẫn tới thuế xuất nhập khẩu phải nộp cũng tăng.

Lời kết

Nắm được các loại phí LCC là một trong những tiêu chí cơ bản để quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của chúng ta được thuận lợi và hiệu quả. Hi vọng, những thông tin mà bài viết cung cấp trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ Local Charge là gì cùng những vấn đề liên quan về các loại phí LCC!

Tin tức liên quan

An Phát Holdings hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm

TEAM BUILDING AN TÍN LOGISTICS 2024: ĐOÀN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376