FCL là gì? LCL là gì? So sánh sự khác nhau giữa FCL và LCL

FCL là gì? LCL là gì? Hai thuật ngữ này xuất hiện rất nhiều trong vận chuyển hàng hoá. FCL và LCL thường hay bị nhầm lẫn với nhau về tính chất cũng như tên gọi. Việc không hiểu rõ về FCL/LCL là gì khiến hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.

Chính vì lý do đó, An Tín Logistics sẽ giúp bạn tìm hiểu về hai thuật ngữ này cũng như cách phân biệt. Quy trình giao hàng theo từng loại cũng được giới thiệu trong bài viết đấy nhé!

FCL là gì?
FCL là gì?

FCL là gì?

FCL là tên viết tắt của thuật ngữ Full Container Load nghĩa là hàng nguyên Container. Hình thức này yêu cầu bên gửi hàng chất đúng khối lượng hàng đồng nhất để phủ đầy một hay nhiều Container. Bên gửi hàng phải thực hiện đóng hàng và bên nhận dỡ hàng khỏi Cont.

Ưu điểm của hình thức vận chuyển hàng FCL

Chủ hàng

  • Tiết kiệm chi phí tối đa, lô hàng đủ lớn sẽ trở nên dễ tính toán hơn;
  • Chất lượng của hàng hoá được xếp gọn trong Container được đảm bảo an toàn tốt hơn. Chất lượng không bị ảnh hưởng bởi quá trình xếp dỡ trung gian hay hàng hoá của chủ hàng khác.

Bên vận chuyển

  • Giảm thiểu rủi ro và khả năng xảy ra tranh chấp với khách hàng đến mức thấp nhất;
  • Tiết kiệm được nhiều thời gian bốc xếp hàng, làm hàng tại cảng và những điểm giao nhận hàng;
  • Lợi nhuận dễ tính toán và chính xác nhiều hơn so với phương án LCL.

LCL là gì?

Khái niệm hàng LCL là gì?
Khái niệm hàng LCL là gì?

LCL viết tắt của cụm từ Less than Container Load được hiểu là các lô hàng lẻ từ nhiều chủ hàng riêng biệt tổng hợp lại đầy một Container hàng. Hình thức vận chuyển LCL giúp các chủ hàng không đủ số lượng chất đầy Container vẫn gửi hàng được.

Vì vậy, doanh nghiệp Logistics Consolidation sẽ bắt đầu gom hàng và ghép với lô hàng của các chủ hàng khác. Consolidation kết hợp các lô hàng nhỏ lẻ (LCL Shipments) để đóng vào Container vận chuyển.

Sự khác nhau giữa FCL và LCL

Tìm hiểu sự khác nhau giữa FCL và LCL trong xuất nhập khẩu
Tìm hiểu sự khác nhau giữa FCL và LCL trong xuất nhập khẩu

Để so sánh điểm khác biệt giữa FCL và LCL, các bạn hãy tham khảo bảng tổng hợp thông tin của chúng tôi dưới đây:

Vai trò FCL LCL
Bên gửi hàng ●       Thuê phương tiện vận chuyển ra cảng để chuyển Container rỗng về kho để đóng hàng;

●       Đóng hàng ngay tại địa điểm kho bãi;

●       Xếp hàng giao cẩn thận lên, để lại ký hiệu báo hàng quy ước;

●       Thanh toán đầy đủ các chi phí theo nghĩa vụ;

●       Seal (niêm chì) với Container;

●       Cung cấp vận đơn cho FWD hay hãng tàu

●       Đóng gói hàng và chuyển hàng đến kho CFS của bên nhận hàng;

●       Thực hiện công tác làm thủ tục thông quan cho hàng hoá;

●       Đưa ra thông tin để làm vận đơn cho bên nhận hàng;

●       Kiểm tra thông tin Draft Bill và thu hồi vận đơn.

Bên vận chuyển hàng ●       Gửi trở lại Draft Bill để bên gửi hàng kiểm tra lại thông tin hàng, tiếp đến khai manifest và phát hành vận đơn;

●       Nhận Container hàng từ bên gửi và xếp lên tàu, sắp xếp Cont theo đúng quy chuẩn để đảm bảo an toàn nhổ neo;

●       Khi đến nơi giao hàng, đưa Cont từ tàu xuống bãi và bàn giao cho bên nhận;

●       Phải lưu ý làm lệnh D/O khi hàng cập và kiểm tra thông tin vận đơn từ bên nhận thật kỹ trước khi giao hàng

●       Bên vận chuyển hoàn trả lại Draft Bill cho bên gửi hàng kiểm tra lại thông tin, sau đó bắt đầu phát hành vận đơn và khai báo Manifest;

●       Tiếp nhận Cont từ bên gửi hàng và xếp lên tàu, sắp xếp Container đúng chuẩn để an toàn nhổ neo cho tàu;

●       Đến cảng đích thì bốc dỡ Container từ tàu xuống bãi và bàn giao cho bên nhận;

●       Trước khi thực hiện giao hàng, chú ý phải làm lệnh D/O khi hàng đến, đồng thời kiểm tra lại thông tin vận đơn gửi từ bên nhận hàng

Bên gom hàng ●       Chỉ áp dụng đối với hàng LCL ●       Có trách nhiệm phải liên hệ với khách thay cho bên Shipper (vận chuyển) để thông báo lộ trình vận chuyển hàng hoá;

●       Cung cấp House Bill cho bên khách hàng

Bên nhận hàng ●       Bên nhận hàng nên chủ động liên hệ đến bên gửi hàng về những loại chứng từ thiết yếu và làm thủ tục hải quan để nhận được;

●       Thanh toán các khoản chi phí theo đúng nghĩa vụ của Local Charge, phí cược Cont và D/O

Giống như bên FCL, nhưng bên nhận không cần đóng phí cược Cont và phải đóng thêm phí Handling Charges

Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu của LCL và FCL

Tuỳ theo từng mặt hàng cụ thể mà quy trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng sẽ khác nhau. Các bước trong quy trình thủ tục hải quan nhằm xuất khẩu hàng lẻ LCL và hàng nguyên FCL gồm:

  • Bước 1: Tiến hành đàm phán giữa các bên để đi đến ký kết hợp đồng và nhận thông tin lô hàng;
  • Bước 2: Chuẩn bị trước và kiểm tra lại tất cả hàng hoá để thực hiện xuất khẩu;
  • Bước 3: Thuê phương tiện vận chuyển và đặt chỗ với hãng vận tải chuyên dụng (Nhóm C và D);
  • Bước 4: Đối với hình thức LCL, thực hiện việc đóng gói hàng và vận chuyển đến kho khai thác hàng lẻ;
  • Bước 5: Khai báo và làm thủ tục hải quan cho việc xuất khẩu;
  • Bước 6: Hoàn tất các bộ giấy tờ thiết yếu để xuất khẩu gồm: C/O, bảo hiểm,…;
  • Bước 7: Gửi bộ hồ sơ chứng từ liên quan đến hàng hoá cho nhà nhập khẩu.

Hướng dẫn quy trình giao hàng theo FCL

Quy trình giao hàng theo FCL
Quy trình giao hàng theo FCL

Quy trình giao hàng theo FCL sẽ diễn ra theo trình tự các bước chi tiết như dưới đây. Mời các bạn tham khảo ngay để hiểu được điều kiện giao hàng theo FCL là ra sao:

  • ớc 1: Doanh nghiệp kinh doanh nếu phát sinh nhu cầu sẽ phải liên lạc với đại lý hay hãng tàu để đăng ký book tàu;
  • ớc 2: Doanh nghiệp sẽ cầm giấy Booking đến tại văn phòng của hãng tàu để duyệt cấp Cont rỗng đóng hàng. Lúc này, đại lý hay hãng tàu sẽ cấp cho doanh nghiệp Packing List và Seal Container. Tiếp đến, doanh nghiệp lại mang lệnh và booking đã được duyệt xuống tại thương vụ cảng hay nơi cấp Cont để đóng chi phí và vận chuyển Cont về kho bãi;
  • ớc 3: Doanh nghiệp lại tiếp tục cầm lệnh cung ứng Cont rỗng tới phòng điều hành để xin cấp Cont rỗng. Sau đó, chỉ huy xe đầu kéo vào nhận Cont và kéo về kho để đóng hàng vào xuất khẩu;
  • ớc 4: Khi việc đóng hàng hoàn tất, tiến hành đưa hàng ra cảng để hạ Cont xuống tàu. Trường hợp hàng không cần phải kiểm tra thì làm thủ tục khai báo hải quan là hoàn thành và nhận được tờ khai để chủ hàng điền số tàu, số Seal tờ khai và số Container. Trường hợp hàng cần phải kiểm tra thì phải liên hệ đến người kiểm tra hàng hoá. Vận chuyển lô hàng xuống Container tại bãi chờ, sau khi kiểm tra xong thì bên hải quan sẽ bấm Seal của hải quan và chủ tàu bấm Seal của tàu. Cuối cùng là về văn phòng và đợi kết quả.

Những hình thức vận chuyển hàng LCL phổ biến

Những hình thức vận chuyển LCL phổ biến nhất hiện nay
Những hình thức vận chuyển LCL phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, có hai hình thức chính phục vụ cho việc vận chuyển hàng LCL cụ thể bao gồm:

  • Trực tiếp – Direct: Hàng sẽ được chuyển thẳng từ cảng A đi cảng B theo đúng yêu cầu ghi trong hợp đồng ngoại thương mà không cần đến nghiệp vụ chuyển tải và tháo dỡ tại cảng;
  • Trung chuyển – Via: Lúc chuyển hàng từ cảng A đến cảng B, có khả năng cần phải qua cảng trung chuyển là cảng C. Tại cảng C, bắt đầu đóng dỡ chuyển Cont đi trước khi chuyển đến cảng cuối cùng là cảng đích B.

Lời kết

Như vậy An Tín Logistics đã giúp bạn giải đáp vấn đề “FCL là gìLCL là gì trong xuất nhập khẩu?” Thông qua những thông tin được giới thiệu trong bài viết. Việc lựa chọn giữa phương án FCL và LCL là phụ thuộc vào mong muốn và nhu cầu của các bên.

An tín hi vọng đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về hai thuật ngữ này. Nếu các bạn vẫn có điểm nào chưa hiểu thì đừng ngại để lại bình luận bên dưới. Nhân viên chúng tôi sẽ tư vấn tận tình trong thời gian nhanh nhất.

Tin tức liên quan

An Phát Holdings hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm

TEAM BUILDING AN TÍN LOGISTICS 2024: ĐOÀN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376