Ý nghĩa của các loại phí và phụ phí trong vận tải đường hàng không

Ý nghĩa của các loại phí và phụ phí trong vận tải đường hàng không đóng vai trò quan trọng đối với người làm xuất nhập khẩu. Muốn hoạt động diễn ra hiệu quả và trơn tru thì phải nắm rõ những ý nghĩa này.

Vậy bạn đã biết và hiểu hết những ý nghĩa của các loại phí và phụ phí quan trọng này chưa? Nếu chưa thì hãy dàng một ít thời gian quý báu của mình để tham khảo bài viết hôm nay với nhiều thông tin bổ ích nhé!

Ý nghĩa của các loại phí và phụ phí trong vận tải đường hàng không

Khái niệm các loại phí và phụ phí trong vận tải hàng không là gì?

Khái niệm các loại phí và phụ phí trong vận tải hàng không tương đối giống hình thức đường biển. Phí và phụ phí đường hàng không bao gồm các khoản phí phát sinh, được cộng chung vào cước phí vận chuyển.

Vai trò và mục đích của các loại phí này là giúp bù lại phần thiệt hại cũng như rủi ro cho các hãng hàng không trong quá trình vận tải hàng hóa. Những nguyên nhân chính dẫn đến việc phát sinh phụ phí có thể xảy ra như: chiến tranh, giá nhiên liệu tăng,…

Phí và phụ phí đường hàng không dao động theo từng thời điểm riêng biệt. Các thông báo về việc phát sinh phụ phí đều được cung cấp nhanh chóng bởi hãng hàng không. Thông báo phải được thực hiện trước khi bắt đầu quá trình vận chuyển.

Chủ hàng hóa phải cộng thêm các khoản này vào trong mục tổng chi phí để dự toán một cách chính xác. Bên cạnh đó, theo dõi và điều tra trước hành trình của máy bay để chuẩn bị trước những khoản phụ phí phát sinh trong khi vận chuyển.

Tổng hợp ý nghĩa của các loại phí và phụ phí trong vận tải đường hàng không

Tùy vào từng trường hợp và vai trò của các bên để phân loại các phụ phí có khả năng phát sinh. Không phải tất cả các loại phụ phí sẽ phát sinh mà chúng sẽ xuất hiện theo từng trường hợp cụ thể sau:

Tại nước nhập khẩu

Chúng tôi sẽ liệt kê các loại phí và phụ phí tại nước nhập khẩu cũng như ý nghĩa của chúng trong bảng sau để bạn dễ theo dõi:

Tên Ý nghĩa
Phí D/O Phí lệnh giao hàng của hãng bay, FWD,… khi thông báo lệnh giao hàng cho bên nhận
Import Warehouse Phí nhập hàng vào lưu kho trong các sân bay
Handling Fee Phí làm hàng, loại phí chi trả cho việc bốc dỡ từ xe vận chuyển và sắp xếp hàng hóa vào trong kho để chờ ngày vận chuyển
Security Charge – SCC Phí soi an ninh (X-ray fee) và phí soi chiếu (Security) để thực hiện công tác kiểm tra an ninh đối với hàng hóa tại sân bay
Phí tách Bill Nếu như bên FWD gộp nhiều phần House bill lại thì công ty dịch vụ hàng hóa phải tách bill tại cảng đích
Phí FHL Phí truyền dữ liệu, thông tin từ cửa khẩu của một quốc gia cho các loại vận đơn phụ
Phí Trucking Phí vận chuyển từ sân bay về kho theo nhu cầu
Phí Terminal (Facility) Phí bốc xếp hàng vận chuyển từ máy bay hay kho lên phương tiện chuyên chở

Tổng hợp ý nghĩa của các loại phí và phụ phí trong vận tải đường hàng không

Các bạn có thể tham khảo thêm các loại phụ phí khác tại nước nhập khẩu:

  • Phí Customs Inspection/duty/VAT (tùy trường hợp);
  • Phí Stronge (nếu có);
  • Phí Customs Clearance.

Tại nước xuất khẩu

Tại các nước thực hiện xuất khẩu bằng đường hàng không sẽ xuất hiện các loại phí và phụ phí sau:

Tên Ý nghĩa
Phí MAWB Phí chứng từ (Airways Bill) được cấp bởi hãng vận chuyển hàng không bằng cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý ủy quyền. Đây sẽ là bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển. Nhưng nó không phải là một chứng từ về sở hữu hàng hóa nên vận đơn không thể chuyển nhượng
Phí HAWB
Phí ENS/AMS/AFR Phí truyền thông tin, dữ liệu hải quan đi các nước châu Âu/Mỹ/Nhật Bản
Lift on/Lift off at Terminal – Phí nâng hạ hàng hóa Phí được thu bởi các hãng hàng không trong hoạt động sắp xếp hàng hóa từ kho vào khoang chứa hàng của máy bay
Phí Trucking Phí vận chuyển hàng từ kho của bên xuất khẩu đến sân bay
Phí Screening Phí thực hiện nghiệp vụ kiểm tra an ninh của các hàng hóa vận chuyển

Những loại phụ phí phát sinh khác trong quá trình xuất khẩu tương tự như bên nhập khẩu: Phí Stronge, Customs Clearance, Customs Inspection/ Duty/ VAT,…

Phụ phí chính

Những loại phụ phí chính chắc chắn sẽ xuất hiện khi doanh nghiệp lựa chọn xuất/nhập khẩu hàng hóa theo đường hàng không:

Tên Ý nghĩa
Fuel Charge – MYC/FSC – Phí nhiên liệu Phụ phí cho nhiên liệu của máy bay vận tải xuyên suốt hành trình. Phí tính theo đơn vị kilogram (kg). Giá thành thay đổi tùy theo chính sách của hãng hàng không hay công ty vận tải
Security Charge – SCC/XDC/SSC/WRC Phí đảm bảo an ninh hoặc phí rủi ro chiến tranh. Loại phí liên quan đến các rủi ro chiến tranh và vấn đề an ninh trong quá trình vận chuyển. Chúng có thể được tính vào tổng chi phí hoặc không là tùy vào hãng bay hoặc công ty dịch vụ vận chuyển
Terminal Handling Charge – THC Phí xử lý tại Terminal là loại phụ phí được thu bởi các nhà ga hàng hóa tại sân bay. Hãng hàng không sẽ chỉ định một nhà ga cụ thể để khai thác, nhập hàng lưu kho tại kho hàng sân bay (hoặc nhà ga hàng hóa)
Delivery Order Fee Phí lệnh giao hàng áp dụng cho toàn bộ lô hàng nhập khẩu. Phí được tính căn cứ vào số lượng vận đơn

Tổng hợp ý nghĩa của các loại phí và phụ phí trong vận tải đường hàng không

Phí và phụ phí khác

Ngoài những loại phụ phí đã liệt kê ở trên, các bạn cũng có thể bắt gặp các loại phí và phụ phí khác ở các mặt hàng đặc trưng:

Tên Ý nghĩa
Cước phí GRC Dành cho những mặt hàng không cần phải bảo quản đặc biệt hay mặt hàng thông thường tùy theo mức khối lượng
Cước CCR Cước phí phân loại hàng hóa đối với các mặt hàng không được nhắc đến trong phần biểu cước
Cước tối thiểu – M Cước phí áp dụng cho các loại hàng hóa đặc biệt có trọng lượng thấp
Cước hàng đặc biệt – SCR Cước phí phát sinh khi hàng hóa là các loại hóa chất nguy hiểm có khả năng cháy nổ cao

Ngoài ra, còn nhiều loại phí và phụ phí khác có thể phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu gồm:

  • Phí thủ tục hải quan;
  • Phí vận chuyển hàng hóa từ kho đến sân bay;
  • Phí bốc dỡ & sắp xếp hàng hóa vào kho chờ ngày bay;
  • Phí phát hành vận đơn;
  • Phí Overtime chi trả cho các hoạt động ngoài giờ;
  • Cước thuê bao;
  • Cước hàng chậm;
  • Cước hàng ưu tiên;
  • Cước theo nhóm;
  • Cước dành chung cho tất cả các loại hàng hóa

Những điều cần lưu ý về phí và phụ phí trong vận tải hàng không

Đầu tiên, mỗi phí và phụ phí có thể xuất hiện và có mức giá thành thay đổi tùy vào từng thời điểm, đơn vị vận chuyển, tính chất hàng hóa,… Các bạn làm xuất nhập khẩu phải dự đoán trước các chi phí có thể phát sinh theo vai trò của doanh nghiệp (bên xuất/nhập khẩu).

Doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về phí và phụ phí trong vận tải hàng không có thể nhờ các đơn vị dịch vụ làm thay. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải lựa chọn thật kỹ các đơn vị uy tín để thực hiện nhằm tránh hiện tượng khai khống để ăn chênh lệch.

Những điều doanh nghiệp cần lưu ý về phí và phụ phí trong vận tải hàng không
Những điều doanh nghiệp cần lưu ý về phí và phụ phí trong vận tải hàng không

Không những vậy, bất kỳ một sai sót trong giấy tờ có thể khiến doanh nghiệp mất thêm nhiều chi phí để xuất/nhập hàng. Thời gian hàng được đưa lên máy bay và vận chuyển đến cảng đích sẽ bị kéo dài gây vi phạm hợp đồng về thời gian giao hàng.

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu tất tần tật về ý nghĩa của các loại phí và phụ phí trong vận tải đường hàng không qua bài viết trên. An Tín Logistics mong rằng bạn đã nắm rõ ý nghĩa của các loại phí và phụ phí để áp dụng cho nghiệp vụ của doanh nghiệp mình.

Tin tức liên quan

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

VNACCS là gì? Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

Phạm vi chứng nhận CCC

CCC là gì? Tìm hiểu quy trình xin dấu chứng nhận bắt buộc Trung Quốc

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376