Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Quy trình & thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ

Bên cạnh xuất nhập khẩu truyền thống thì xuất nhập khẩu tại chỗ đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Cách thức trao đổi, mua bán hàng hóa này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian cũng như được hưởng một số chính sách ưu đãi về thuế suất.

Ở bài viết dưới đây, An Tín Logistics muốn chia sẻ đến bạn đọc các thông tin liên quan về hoạt động thương mại này.

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Xuất khẩu tại chỗ (On-spot Export And Import) là việc doanh nghiệp bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài nhưng quá trình giao hàng lại diễn ra tại Việt Nam và thông qua một doanh nghiệp trong nước khác theo sự chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Như vậy, hoạt động xuất khẩu tại chỗ sẽ bao gồm 4 yếu tố sau:

  • Người bán có thể là các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Đối tượng nhập khẩu hàng hóa là người nước ngoài. 
  • Địa điểm giao hàng là trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Đơn vị nhận hàng do thương nhân nước ngoài chỉ định.

Xuất khẩu tại chỗ (On-spot Export And Import) là việc doanh nghiệp bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài nhưng quá trình giao hàng lại diễn ra tại Việt Nam và thông qua một doanh nghiệp trong nước khác theo sự chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Quy định về các loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Theo Điều 86, Thông tư 38/2015/TT-BTC hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm 3 loại sau:

  • Các sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Lợi ích của việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

Việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tại chỗ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều chi phí vận chuyển và các loại phụ phí liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Nhờ vào việc hàng hóa không phải vận chuyển ra nước ngoài nên tiết kiệm được nhiều thời gian đồng thời đảm bảo an toàn trong giao nhận. Tiến độ mua bán vì vậy cũng được đẩy nhanh hơn.
  • Người bán được hưởng một số ưu đãi về thuế suất.
  • Hạn chế được rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng đi quốc tế. Từ đó, tiết kiệm thêm được một khoản chi phí cho bảo hiểm hàng hóa.

Lợi ích của việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

Quy trình và thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ cho từng đối tượng cụ thể như sau.

Đối với người xuất khẩu

Doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện quy trình 3 bước:

  • Bước 1: Kê khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hàng hóa vận chuyển kết hợp và tờ khai hàng hóa xuất khẩu. Lưu ý, ô “điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” phải điền chính xác mã địa điểm của chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
  • Bước 2: Tiến hành thực hiện các thủ tục xuất khẩu hàng theo quy định và hướng dẫn của cơ quan hải quan.
  • Bước 3: Sau khi hàng hóa đã được thông quan, 2 bên tiến hành bàn giao kiện hàng và ký xác nhận.

Đối với người nhập khẩu

Bên nhập khẩu hàng sẽ tiến hành 2 bước sau:

  • Bước 1: Kê khai đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định các thông tin trên tờ khai nhập khẩu hàng hóa. Lưu ý, ở ô “phần ghi chú” ghi rõ số tờ khai xuất khẩu tại chỗ tương ứng. 
  • Bước 2: Tiến hành thực hiện các thủ tục nhập khẩu theo quy định.

Quy trình và thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Đối với cơ quan hải quan

Cũng giống như xuất nhập khẩu truyền thống, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ cũng được kiểm soát và quản lý bởi cơ quan hải quan.

Đối với cơ quan hải quan tiến hành các thủ tục xuất khẩu tại chỗ

Cơ quan hải quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Bước 1: Thực hiện các thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu theo quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTC.
  • Bước 2: Sau khi thông quan, cơ quan hải quan tiếp tục theo dõi thủ tục nhập khẩu tại chỗ đã được tiến hành hay chưa. Nếu chưa thì thông báo cho chi cục hải quan dự kiến làm thủ tục nhập khẩu theo dõi, quản lý và đôn đốc doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện các thủ tục.

Đối với cơ quan hải quan tiến hành các thủ tục nhập khẩu tại chỗ

  • Bước 1: Theo dõi tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nếu đã đầy đủ, tiến hành thủ tục nhập khẩu tại chỗ đối với kiện hàng.
  • Bước 2: Dựa vào kết quả phân luồng, cơ quan hải quan kiểm tra thông tin được kê khai.

thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ

Hồ sơ hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ bao gồm những gì?

Theo quy định, các doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

  • Hợp đồng mua bán.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Tờ khai hải quan: là tờ khai sau khi đã được cơ quan thuế trả kết quả phân luồng. 
  • Chứng từ vận tải.
  • Giấy tờ kiểm tra chất lượng (đối với hàng hóa có trong danh mục phải kiểm tra chuyên ngành).
  • Các chứng từ khác.

Nếu không chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trên, cơ quan hải quan có quyền từ chối thông quan đối với kiện hàng của bạn.

Hồ sơ hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ bao gồm những gì?

Một số lưu ý khác khi mở tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Để quá trình mở tờ khai hải quan được thuận lợi và suôn sẻ, chúng ta cần lưu ý một số điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ như sau:

  • Tờ khai hải quan chỉ có hiệu lực trong thời hạn 15 ngày. Sau thời hạn này. Tờ khai sẽ không có giá trị để làm các thủ tục thông quan.
  • Hàng tháng, đơn vị nhập khẩu được chỉ định phải tổng hợp và lập danh sách tờ khai đã được thông quan theo mẫu 10/TKXNTC/GSQL được ban hành trong thông tư 38/2015/TT-BTC. Danh sách này sẽ được gửi tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị.
  • Các thông tin trên tờ khai hải quan phải đảm bảo tính chính xác, trung thực và đúng theo trình tự pháp luật.
  • Doanh nghiệp chỉ được phép đăng ký mở tài khai hải quan tại 1 chi cục hải quan duy nhất. Các bạn có thể chọn một chi cục thuận tiện nhất cho doanh nghiệp của mình.
  • Trường hợp mở tờ khai xuất nhập khẩu ở cùng một cơ quan hải quan, đồng thời tờ khai xuất khẩu được phân luồng đỏ thì tờ khai nhập khẩu có thể được miễn kiểm tra hàng hóa thực tế.
  • Đối với các doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ luật hải quan, đối tác của doanh nghiệp ưu tiên hoặc đối tác với doanh nghiệp tuân thủ luật hải quan, tiến hành xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều lần (cùng hợp đồng, cùng người mua, người bán) trong một khoảng thời gian nhất định thì được phép giao hàng trước, làm thủ tục hải quan sau. Tuy nhiên, thời gian khai báo tối đa là 30 ngày kể từ thời điểm giao nhận hàng hóa. 
  • Trường hợp quá hạn mở tờ khai đối ứng, doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt vi phạm theo Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin và các quy định mới về xuất nhập khẩu tại chỗ. Hi vọng, bạn đọc đã có cái nhìn toàn diện về hình thức trao đổi hàng hóa này. Qua đó, nắm rõ hơn về những công việc mình cần làm để quá trình hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Chúc các bạn thành công!

Tin tức liên quan

An Phát Holdings ủng hộ 1,5 tỷ đồng hỗ trợ người dân Hải Dương, Yên Bái khắc phục hậu quả bão số 3

An Phát Holdings hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm

TEAM BUILDING AN TÍN LOGISTICS 2024: ĐOÀN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376