Thủ tục hải quan là gì? Hướng dẫn quy trình làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu
“Thủ tục hải quan là gì? Cách làm thủ tục hải quan có khó không?” là những chủ đề được rất nhiều người quan tâm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Do đó, An Tín Logistics sẽ giúp bạn giải đáp từ A – Z về thủ tục này cũng như quy trình thực hiện chuẩn nhất ngay trong bài viết hôm nay!
Xem nhanh
- 1 Thủ tục hải quan là gì?
- 2 Vì sao phải làm thủ tục hải quan?
- 3 Ai là người thực hiện thủ tục hải quan?
- 4 Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho hàng hoá
- 5 Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu theo chuẩn
- 6 Lời kết
Thủ tục hải quan là gì?
Theo khoản 23, Điều 4, Luật Hải quan 2014 định nghĩa: “Thủ tục hải quan bao gồm các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện đúng theo quy định của Pháp Luật đối với hàng hoá và phương tiện vận tải.”
Vì sao phải làm thủ tục hải quan?
Thủ tục hải quan là một loại thủ tục bắt buộc trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Yêu cầu bắt buộc này phục vụ cho hai mục đích chính sau:
- Thứ nhất, thực hiện thủ tục hải quan và thông quan hàng là cơ sở giúp cho nhà nước tính thuế và thu thuế chính xác. Hàng hoá khi nhập khẩu đều phải đóng thuế để đảm bảo tính ổn định và cân bằng thị trường;
- Thứ hai, đây cũng có thể coi là hoạt động bảo đảm an ninh để quản lý hàng xuất khẩu/nhập khẩu không thuộc danh mục cấm. Hạn chế tối đa những mặt hàng như: súng, chất cấm, động vật hoang dã,… được xuất khẩu.
Ai là người thực hiện thủ tục hải quan?
Những người có trách nhiệm khai báo hải quan theo Điều 5, Nghị định 08/2015/NĐ-CP của chính phủ, bao gồm:
- Các đại lý cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan;
- Chủ hàng xuất/nhập khẩu;
- Những chủ phương tiện vận chuyển nhập cảnh, xuất cảnh hay quá cảnh hay người được uỷ quyền;
- Người uỷ quyền của chủ hàng;
- Bên cung ứng dịch vụ quá cảnh cho hàng hoá.
Quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho hàng hoá
1. Xác định mặt hàng nhập khẩu
Đầu tiên, các bạn cần phải xác định mặt hàng nhập khẩu thuộc nhóm nào. Chúng có tên trong danh sách hàng hóa hạn chế, đặc biệt hay cấm nhập khẩu không. Cụ thể có những loại mặt hàng chính sau:
- Hàng hoá thương mại;
- Hàng bị cấm nhập khẩu;
- Hàng được yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu;
- Hàng cần phải công bố hợp quy hợp chuẩn;
- Hàng cần phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
2. Ký kết hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại (Sale Contract) là hợp đồng chứng minh giao dịch giữa 2 bên trong thủ tục hải quan. Xuyên suốt quá trình thông quan hàng hoá, hợp đồng được yêu cầu trong tất cả bộ hồ sơ. Nội dung trong hợp đồng phải có: số lượng, trọng lượng và tên hàng, giá thành và cách đóng gói,…
3. Chuẩn bị bộ hồ sơ, chứng từ hàng nhập khẩu
Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ gồm các giấy tờ như dưới đây để hoàn tất thủ tục nhập khẩu:
- Bản hợp đồng thương mại đã ký kết;
- Vận đơn của lô hàng;
- Hoá đơn thương mại (mua bán hàng hoá);
- Phiếu đóng gói hàng hoá theo tiêu chuẩn;
- C/O – Giấy chứng nhận nguồn gốc lô hàng;
- Những loại giấy tờ khác.
4. Tiến hành khai và truyền tờ khai cho bên hải quan
Doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin yêu cầu sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến. Hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin đầy đủ và chính xác khi tờ khai hoàn tất và được truyền về.
5. Lấy lệnh giao hàng
Để lấy lệnh giao hàng, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ và mang đến hãng vận chuyển như là:
- Bản sao chứng minh hay căn cước công dân;
- Bản sao vận đơn;
- Vận đơn (bản gốc) có đóng dấu.
6. Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành 3 luồng sau khi tờ khai được truyền đi. Ba luồng gồm:
- Xanh: doanh nghiệp cần đóng thuế và in tờ khai;
- Vàng: kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng bởi đơn vị hải quan;
- Đỏ: Hàng hoá sẽ bị kiểm hoá.
7. Nộp thuế và hoàn thành thủ tục
Doanh nghiệp cần phải nộp 2 loại thuế chính sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, 2 loại thuế gồm: VAT và thuế nhập khẩu. Bạn cũng có thể nộp thêm thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế môi trường tuỳ vào loại hàng.
8. Vận chuyển hàng về kho
Sau khi đã hoàn tất thủ tục hải quan nhập khẩu, doanh nghiệp chuyển hàng hoá về lưu kho và bảo quản.
Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu theo chuẩn
1. Kiểm tra về chính sách của mặt hàng và chính sách thuế
Bước này cần được tiến hành từ sớm để dành thời gian kiểm tra chính sách nhà nước có hạn chế, cấm hay khuyến khích xuất khẩu mặt hàng của bạn không. Các bạn có thể tra cứu tại danh mục những mặt hàng chịu thuế xuất khẩu để nắm rõ hơn.
Thêm vào đó, các bạn cũng cần phải nắm rõ mặt hàng có bị đánh thuế xuất khẩu không. Một vài mặt hàng bị đánh thuế như: lâm sản (gỗ và sản phẩm từ gỗ), khoáng sản (đá, kim loại quý, than, quặng,…)
2. Chuẩn bị chứng từ cần thiết
Để quá trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu được trơn tru, các bạn cần chuẩn bị những loại chứng từ gồm:
- Hợp đồng mua bán thương mại;
- Hoá đơn thương mại;
- Phiếu đóng gói (Packing List);
- Thoả thuận về lưu khoang để nhận thông tin như: tên tàu, số chuyến vận chuyển và cảng xuất hàng;
- Phơi phiếu để xác nhận Container hàng đã hạ tại bãi cảng để nhận thông tin về số Seal, số Container.
Các bạn cũng cần chuẩn bị thêm những giấy tờ riêng theo quy định nếu hàng hoá thuộc loại đặc thù.
3. Thực hiện khai, điền thông tin tại tờ khai hải quan
Khi thực hiện việc khai tờ khai hải quan, các bạn cần phải truy cập vào phần mềm hải quan điện tử để nhập dữ liệu lên tờ khai. Nếu bạn mới lần đầu làm xuất nhập khẩu thì phải thực hiện thêm những bước dưới đây:
- Mua chữ ký số và tiến hành đăng ký nó với Tổng cục hải quan;
- Tải xuống và cài đặt phần mềm khai hải quan điện tử, cài đặt xong phần mềm thì bạn hãy khai báo thông tin lô hàng trên phần mềm và in tờ khai hải quan.
4. Hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu tại Chi cục hải quan
Chi cục hải quan xuất khẩu sẽ chia thủ tục hải quan thành các luồng:
Luồng xanh
Nếu là luồng xanh thì các bạn cần phải nộp các chứng từ gồm:
- Tờ mã vạch được in ra từ trang Web Tổng cục hải quan;
- Phơi hạ vàng;
- Nếu xuất khẩu tại cảng Hải Phòng thì cần nộp phí hạ tầng.
Luồng vàng
Bạn tham khảo bộ hồ sơ, giấy tờ theo hướng dẫn trong Thông tư 38 (sửa đổi trong TT 39). Sau đó đem đến Chi cục hải quan để cán bộ hải quan tiến hành xem xét. Bạn có thể đính kèm thêm file Scan vào phần mềm khi nộp tờ khai điện tử mà không cần nộp bản chụp (sao y).
Các bạn cần chuẩn bị:
- Biểu mẫu tờ khai hải quan xuất khẩu;
- Hoá đơn thương mại;
- Bản chính bảng kê lâm sản và giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ;
- Bản chính giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hay miễn kiểm tra;
- Bản chụp chứng từ đảm bảo hàng đủ điều kiện xuất khẩu theo quy định;
- Bạn chụp của hợp đồng uỷ thác.
Luồng đỏ
Hải quan sẽ kiểm tra hàng thực tế đối với kết quả luồng đỏ sau khi đã kiểm tra bộ chứng từ. Bạn cần sửa lại lời khai nếu sai sót nhỏ trong khai báo với thực tế. Trường hợp nghiêm trọng sẽ không được xuất khẩu hay nộp phạt hành chính nếu lỗi lớn.
5. Thanh lý tờ khai và thông quan hàng hoá
Tiến hành nộp lại mã vạch cùng tờ khai cho hải quan giám sát với hãng tàu. Mục đích nhằm tiến hành thủ tục xác nhận thực tế xuất với hải quan giám sát lúc hàng xếp lên tàu.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin để tìm hiểu về thủ tục hải quan cũng như quy trình làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu cho hàng hoá. Nếu bạn còn thắc mắc vấn đề nào về thủ tục, có thể liên hệ ngay đến An Tín Logistics qua Hotline.
Chuyên viên xuất nhập khẩu An Tín Logistics với kinh nghiệm dày dặn cùng kiến thức bài bản sẽ giải đáp giúp bạn. Nếu bạn không có đủ thời gian và kiến thức để thực hiện thủ tục hải quan thì hãy để An Tín Logistics giúp bạn với cam kết minh bạch và đảm bảo thông quan.
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN VẬN AN TÍN – AN TÍN LOGISTICS
- Địa chỉ: TT Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Việt Nam
- Điện thoại: +84 220 3755 456
- Email: info@antinlogistics.com
- Website: antinlogistics.com