Phí CIC là gì trong xuất nhập khẩu? Bên nào phải chịu phí CIC?
“Phí CIC là gì?” hiện đang là câu hỏi được nhiều người mới tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu quan tâm. Thuật ngữ này xuất hiện rất nhiều nhưng vẫn bị nhầm với các phụ phí khác hoặc không hiểu tường tận.
Vì lý do đó, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về CIC là phí gì trong xuất nhập khẩu. Đồng thời, bạn sẽ biết được cách tính phí CIC chuẩn xác nhất để tránh bị nhầm lẫn. Cùng An Tín Logistics theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
- 1 Khái niệm phí CIC là gì trong xuất nhập khẩu?
- 2 Khi nào thu phí CIC? Mức phụ phí CIC là bao nhiêu?
- 3 Bên nào chịu cước phí CIC?
- 4 Điều kiện cộng phụ phí CIC trong xuất nhập khẩu
- 5 Khi nào không phải cộng CIC vào giá trị tính thuế?
- 6 Hướng dẫn cách tính phí CIC vào giá trị tính thuế chuẩn nhất
- 7 Những quốc gia nào thường bị tính phí CIC?
- 8 Các câu hỏi xoay quanh vấn đề phụ phí CIC
- 9 Lời kết
Khái niệm phí CIC là gì trong xuất nhập khẩu?
Phí CIC là viết tắt của cụm Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharge, có nghĩa là mất cân bằng Container. Phí CIC nằm trong danh sách phụ phí vận tải biển, được thu bởi hãng tàu với mục đích bù đắp lại chi phí vận chuyển Container trống.
Tức là từ vị trí thừa Container trống đến nơi có nhu cầu sử dụng để đóng hàng xuất khẩu. Phụ phí CIC được hình thành từ việc mất cân bằng ở số lượng Container trống. Hiện tượng không cân bằng ở Container rỗng bắt nguồn từ sự mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu.
Do đó, phí CIC được các quốc gia thu lại để bù vào tổng chi phí vận chuyển. Lưu ý một điều rằng hãng tàu sẽ thu phí CIC tuỳ vào từng thời điểm bị mất cân bằng Container. Tất nhiên phụ phí CIC sẽ không được thu khi lượng Container đạt mức cân bằng.
Khi nào thu phí CIC? Mức phụ phí CIC là bao nhiêu?
Ngoài thắc mắc về khái niệm phí CIC, nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn là khi nào hãng tàu thu phụ phí này. Như đã giới thiệu, thời gian thu phí CIC sẽ phụ thuộc vào thời điểm cũng như tình trạng mất cân bằng Container.
Mức phụ phí CIC ở mỗi loại Container là riêng biệt tuỳ vào hãng tàu. Chỉ một vài tuyến phát sinh phí CIC như: nhập hàng từ các nước châu Á xuất siêu vì thiếu hụt Container. Thời điểm cuối năm là cao điểm trong hoạt động thương mại giữa các quốc gia nên phát sinh phí CIC nhiều nhất.
Bên nào chịu cước phí CIC?
Theo như quy ước quốc tế, phí CIC được cộng trực tiếp vào cước vận tải. Phí được thu bởi Consignee hoặc Shipper theo như thỏa thuận trên hợp đồng. Tổng số lượng hàng xuất trong hợp đồng nếu thiếu Cont thì phải chuyển Cont trống từ nơi khác đến.
Từ đó dẫn đến việc phát sinh phụ phí CIC và chúng hình thành trước khi đóng hàng cũng như khi hàng đến cảng nhập thứ nhất. Cùng thời điểm đó, phí CIC còn được ghi nhập trong hợp đồng vận chuyển của hãng tàu.
Trường hợp phí CIC phát sinh sau quá trình nhập hàng tại cảng đầu tiên thì là vì thả rỗng Cont. Hãng tàu sẽ phải thu thêm phí CIC để chuyển Cont trống về địa điểm khác đang có nhu cầu. Trường hợp này thì bên nhập khẩu hoặc bên mua sẽ chịu phí CIC.
Để hiểu đơn giản hơn, xin được lấy ví dụ: Các nước xuất khẩu sẽ cần nhiều Cont trống để đóng hàng. Nước nhập khẩu khi đã nhập hàng xong sẽ không đợi đến khi có hàng để xếp vào các Cont trống đó. Họ sẽ tiến hành vận chuyển chúng đến các nước xuất khẩu và người mua là người chịu phí CIC.
Điều kiện cộng phụ phí CIC trong xuất nhập khẩu
Điều kiện tiên quyết chính là bên mua thanh toán phụ phí CIC. Đồng thời phí chưa được cộng vào giá trị thực tế đã thanh toán hoặc sẽ thanh toán trong tương lai. Tiếp đến, phụ phí CIC phải liên quan đến danh mục hàng hoá nhập khẩu.
Hàng hoá được vận chuyển phải có số liệu một cách khách quan, có thể định lượng chính xác được. Hơn nữa, thông tin phải trùng khớp và phù hợp với các chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu.
Trường hợp không có số liệu cụ thể, định lượng được để xác định giá trị hải quan và có các khoản điều chỉnh cộng cho lô hàng nhập khẩu, thì không thể xác định theo như phương pháp trị giá giao dịch mà phải chuyển đến phương pháp tiếp theo tối ưu hơn.
Khi nào không phải cộng CIC vào giá trị tính thuế?
Chúng tôi đã tham khảo tại Công văn: 797/TCHQ-TXNK được ban hành ngày 01/02/2019 nhằm trả lời câu hỏi trên. Trường hợp phụ phí CIC đã được ghi nhận trong tổng số tiền hàng thực tế, thanh toán cho người bán.
Thế nhưng doanh nghiệp sở hữu chứng từ hợp pháp và xác định được số tiền phí đã liệt kê thì được khấu trừ các khoản phụ phí này ra khỏi giá trị tính thuế (Trị giá theo hải quan).
Có một lưu ý nữa là khi nhận được hoá đơn VAT từ các khoản phí LCC ở nước nhập khẩu, nếu như doanh nghiệp nhận thấy VAT 10% thì hiển nhiên không phải tính phụ phí này vào trị giá tính thuế.
Hướng dẫn cách tính phí CIC vào giá trị tính thuế chuẩn nhất
Thông thường chúng sẽ được cộng thêm vào giá trị của hàng hoá khi có liên quan đến điều chỉnh phí cộng và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu. Trường hợp phí CIC được cộng vào giá trị thực của hàng hoá theo thời điểm đăng ký với hải quan để áp dụng văn bản, quy phạm thích hợp để xác định mức giá cụ thể.
Hiện tại, việc xác minh giá cũng như tính thuế xuất nhập khẩu được thực hiện theo chỉ thị Thông tư Số: 39/2018/TT-BTC. Để tìm hiểu rõ hơn, các bạn hãy tìm hiểu thông tư này hoặc nhờ sự tư vấn từ doanh nghiệp có chuyên môn như An Tín Logistics.
Xem thêm: MSDS là gì? Vai trò, quy định và cách khai báo MSDS hóa chất
Những quốc gia nào thường bị tính phí CIC?
Trong những năm gần đây, các nước nhập siêu trên thế giới như: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) hay Việt Nam sẽ tồn đọng Cont trống số lượng lớn. Cho nên, các hãng vận chuyển phải chở Cont trống đến các nước xuất siêu để đóng hàng hoá.
Hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng chênh lệch cân bằng Cont trống, thế nên các quốc gia nhập siêu sẽ bị đánh phí CIC trong nghiệp vụ vận tải biển.
Các câu hỏi xoay quanh vấn đề phụ phí CIC
Liệu có thật sự mất cân bằng Container giữa các khu vực khác nhau không?
Trên thực tế thì không phải giai đoạn nào cũng diễn ra tình trạng mất cân bằng Container và hãng tàu nào cũng bị thiếu hụt Cont trống. Tuy nhiên, đa số các hãng tàu đều mặc định thu phụ phí và người đóng tất nhiên là chủ hàng. Vấn đề này là nỗi bức xúc của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Phụ phí CIC có bị hãng tàu khai gian không?
Tất nhiên, trước khi quyết định trả phụ phí CIC theo như thông báo của hãng tàu, bạn cần phải kiểm tra lại thật kỹ. Phụ phí CIC đang có xu hướng gia tăng và còn nhiều điều không rõ ràng khi thu phí.
Nhiều hãng tàu thu phí CIC 2 lần ở cả lần xuất và nhập khẩu nhằm gia tăng giá cước phí vận chuyển. Chủ hàng phải hết sức cẩn thận và điều tra nghiêm ngặt để đi đến thống nhất giữa đôi bên về phụ phí CIC trước khi tiến hành ký kết hợp đồng.
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề phí CIC là gì? Khái niệm CIC là gì trong xuất nhập khẩu cũng như cách tính CIC vào giá trị tính thuế chuẩn nhất qua bài viết trên. Chúng tôi hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích khi đang tìm hiểu về phụ phí CIC.
Nếu như bạn vẫn còn mơ hồ với khái niệm này thì có thể để lại bình luận dưới bài viết để An Tín Logistics giải đáp nhé!