MSDS là gì? Vai trò, quy định và cách khai báo MSDS hóa chất

MSDS là gì? Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất có chức năng như thế nào? Có lẽ là một số thắc mắc lớn cho những ai mới tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu. Nếu không hiểu thuật ngữ này, người làm XNK sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc của mình.

Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu tường tận hơn với những thông tin liên quan đến MSDS cũng như quy định về MSDS hóa chất. Cách tra cứu MSDS của các sản phẩm cũng sẽ được trình bày đầy đủ, mời bạn cùng An Tín Logistics khám phá ngay nhé!

Tìm hiểu MSDS là gì trong XNK?
Tìm hiểu MSDS là gì trong XNK?

MSDS là gì?

MSDS là từ viết tắt của Material Safety Data Sheet, dịch nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Nó chính xác là một loại văn bản tra cứu thông tin của nhiều loại hoá chất có trong sản phẩm. Mục đích nhằm giúp người đọc hiểu và có sự chủ động khi tiếp xúc với các hoá chất.

Nắm được thông tin của hoá chất sẽ giúp đảm bảo an toàn và xử lý hiệu quả khi xảy ra tình huống bất ngờ. Thông thường MSDS được ứng dụng đối với các sản phẩm khả năng gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hay bảo quản,…

Thông tin cụ thể trong bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh và giảm thiểu rủi ro. Do đó, trong trường hợp XNK hàng hoá có tính nguy hiểm cao, các doanh nghiệp bắt buộc phải xuất trình được MSDS thì mới cân nhắc được vận chuyển hay không.

Nội dung có trong MSDS bao gồm thông tin gì?

Nội dung thông tin có trong bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS
Nội dung thông tin có trong bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

Nội dung bên trong MSDS (Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất) gồm nhiều phần thông tin khác nhau. Một bảng MSDS chuẩn hải quan sẽ gồm những phần chính sau:

  • Tên thành phần hoá chất, tên các loại hoá chất cấu thành sản phẩm sẽ được ghi nhận tại mục này. Những hóa chất nguy hiểm sẽ được đánh dấu để người đọc dễ nhận thấy;
  • Người lập bảng MSDS, thông tin của người lập bảng như là: họ tên, SĐT liên lạc, địa chỉ cư trú và ngày lập MSDS,…
  • Thông tin về hàng hoá và sản phẩm, mục này sẽ ghi nhập thông tin của hàng hoá vận chuyển. Những chứng từ liên quan đến thông tin, công thức hoá học, thành phần cấu tạo và khối lượng phân tử cần được nhập chính xác 100%;
  • Tính chất vật lý, phần lý tính sẽ liệt kê rõ ràng dạng (rắn, khí, lỏng) của sản phẩm. Hình dạng bên ngoài, độ PH, khối lượng riêng và độ sôi,… cũng được liệt kê đầy đủ;
  • Khả năng gây cháy, thông tin về nhiệt độ, điều kiện cháy nổ cũng như cách xử lý cháy nổ sẽ được đề cập trong phần này. Ngoài ra, thông tin liên quan đến đóng gói, lưu giữ và vận chuyển đúng kỹ thuật cũng được ghi nhập trong mục;
  • Phản ứng của hàng hoá, thông tin đề cập đến sự phản ứng của các hoá chất có trong sản phẩm. Sự phản ứng khi tiếp xúc với ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ bên trong thùng chứa. Hơn nữa, các phần lưu ý về việc bảo quản, đóng gói và vận chuyển hàng hoá;
  • Tính độc hại, mức độ ảnh hưởng của hóa chất đến con người khi tiếp xúc và phương pháp xử lý khi bị nhiễm độc được nêu cụ thể. Phần thông tin về ô nhiễm với không khí, đất và nước dựa vào chỉ số phát tán của hoá chất ra môi trường cũng phải ghi lại.

Chức năng và vai trò của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS trong XNK

Thông qua bảng MSDS, doanh nghiệp có thể đưa ra giải pháp tốt nhất cho việc vận chuyển hàng XNK. Bên cạnh việc đảm bảo quy trình bốc xếp hàng hoá diễn ra suôn sẻ, nó còn giúp bạn biết cách xử lý rủi ro phát sinh. Mọi việc được giải quyết đơn giản trong thời gian ngắn.

Thêm vào đó, MSDS như một lời cảnh báo về các mối nguy hiểm tiềm tàng trong quy trình sử dụng hoá chất (vật liệu). Chúng rất hữu ích trong trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ như khuyến nghị trong việc vận chuyển và xử liệu hoá chất (vật liệu).

Chức năng và vai trò của MSDS
Chức năng và vai trò của MSDS

Người lao động được cung cấp những thông tin thiết yếu để sử dụng an toàn tuyệt đối các hoá chất (vật liệu). Doanh nghiệp cũng sẽ tạo dựng một môi trường làm việc chuẩn an toàn, chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, biện pháp và quy trình đào tạo khi tiếp xúc với hóa chất cho nhân viên.

Thông tin về cách ứng cứu và xử lý sự cố xảy ra trong quá trình làm việc sẽ giúp đảm bảo an toàn tính mạng cho lao động. Nhận biết trước các biểu hiện, tình trạng phơi nhiễm vượt mức và đề xuất cách xử lý cụ thể theo từng trường hợp nhiễm độc.

Bên nào chịu trách nhiệm làm MSDS?

Theo như quy định hiện tại, bảng MSDS sẽ do bên Shipper (công ty vận chuyển, hãng tàu,…) chịu trách nhiệm khai báo. Bảng MSDS khai báo phải chứa đầy đủ tên gọi, thông tin, thành phần, nhiệt độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và cách thức vận chuyển (đường biển hay hàng không).

Một bảng MSDS cần có đóng dấu của bên công ty sản xuất, công ty phân phối sản phẩm hay người uỷ quyền gửi theo vai trò pháp lý. Bên chịu trách nhiệm khai báo sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật nếu thông tin trên MSDS là giả (không trùng khớp với thông tin hàng hoá).

Lô hàng vận chuyển kèm với bảng MSDS được gửi từ đơn vị vận chuyển đến DHL, FedEx, TNT, UPS,… và cuối cùng là hải quan. Bộ phận hải quan có trách nhiệm kiểm tra thông tin thực tế của MSDS và đối chứng với hàng hoá.

Ai là người làm MSDS?
Ai là người làm MSDS?

Nếu phát hiện có sự sai phạm, bên gửi sẽ phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm với các hình thức sau:

  • Tạm giữ lô hàng không được thông quan;
  • Yêu cầu lập biên bản đối với bên vận chuyển;
  • Tiến hành đóng phạt rồi mới được phép trả hàng hoá về hoặc tiêu huỷ theo quy định.

Hướng dẫn cách tra cứu MSDS của các sản phẩm chuẩn chỉnh

Không phải bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng có khả năng cung cấp một bảng MSDS với các thông tin chuẩn xác. Bởi vì, đặc thù của sản phẩm yêu cầu khắt khe về tính khoa học và sự chính xác về tất cả yếu tố.

Muốn liệt kê chuẩn chính các thuộc tính trong MSDS thì bạn cần phải tham khảo thông tin từ các nguồn dữ liệu đã xác thực. Nhằm tra cứu chính xác về MSDS (hay bất kỳ hoá chất nào), các bạn có thể truy cập vào trang: https://sciencelab.com/msdsList.php và nhập tên hoá chất cần tra cứu.

Cơ sở dữ liệu có trong trang sẽ xuất file định dạng PDF để bạn tải về và tham khảo một cách tiện lợi và không tốn nhiều thời gian, công sức.

Hướng dẫn cách khai báo bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS

Khai báo bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS đúng cách
Khai báo bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS đúng cách

Bảng an toàn hóa chất MSDS phải được nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu hóa chất khai báo bằng tiếng Anh. Bảng MSDS phải khai báo cần phải có ít nhất những mục theo thứ tự liệt kê dưới đây:

  • B1: Nhận dạng vật liệu (hàng hoá);
  • B2: Khai báo về các mối nguy hiểm có thể xảy ra;
  • B3: Ghi nhập thông tin về thành phần có trong vật liệu (hàng hoá);
  • B4: Những biện pháp sơ cứu khi gặp nguy hiểm;
  • B5: Những phương pháp giải phóng vô ý;
  • B6: Những biện pháp phòng cháy nổ;
  • B7: Cách xử lý và bảo quản vật liệu (hàng hoá);
  • B8: Kiểm soát sự phơi nhiễm cũng như an toàn cá nhân;
  • B9: Tính chất hoá học và vật lý của vật liệu (hàng hoá);
  • B10: Độ phản ứng kèm theo tính ổn định;
  • B11: Khai báo về độ độc tính;
  • B12: Thông tin sinh thái và mức phản ứng với môi trường;
  • B13: Cân nhắc xử lý khi gặp sự cố;
  • B14: Thông tin vận chuyển;
  • B15: Quy định của vật liệu (hàng hoá);
  • B16: Thông tin bổ sung gồm: ngày sửa đổi lần cuối hay chuẩn bị.

Lời kết

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu được “MSDS là gì trong XNK?” với những thông tin đã giới thiệu ở trên. Không những vậy, độc giả còn tìm hiểu rõ hơn về nội dung, vai trò, cách khai báo cũng như tra cứu bảng MSDS thông qua bài viết trên. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về MSDS.

Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bảng an toàn hóa chất MSDS, xin hãy để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận để An Tín Logistics tư vấn thêm!

An Tín Logistics

Tin tức liên quan

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

VNACCS là gì? Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

Phạm vi chứng nhận CCC

CCC là gì? Tìm hiểu quy trình xin dấu chứng nhận bắt buộc Trung Quốc

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376