Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mới và chi tiết nhất hiện nay
Mã loại hình xuất nhập khẩu là phần thông tin rất quan trọng khi thực hiện thủ tục chứng từ kê khai thuế hải quan. Doanh nghiệp cần phải nắm thật rõ mã loại hình xuất nhập khẩu mà mình đang thực hiện để chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ đầy đủ và nộp thuế chính xác.
Vậy mã loại hình xuất nhập khẩu là gì? Có những chỉnh sửa, đổi mới nào đối với các loại hình này? Các bạn hãy cùng An Tín Logistics tìm hiểu tất tần tật về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây với những thông tin bổ ích nhé!
Xem nhanh
Thuật ngữ mã loại hình xuất nhập khẩu là gì?
Thuật ngữ mã loại hình xuất nhập khẩu thật ra là phần nội dung quan trọng khi thực hiện làm tờ khai. Mã loại hình quyết định cực kỳ nhiều đến những nội dung khác xuất hiện trên tờ khai. Do đó, việc xác định chính xác mã loại hình là bắt buộc khi doanh nghiệp truyền tờ khai.
Những mã loại hình xuất nhập khẩu này thực hiện dựa trên Luật Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ban hành ngày 21/01/2015 bởi Chính phủ. Kèm theo đó là Thông tư 39/2018/TT-BTC thực hiện sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 38/2015/TT-BTC từ Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan ban hành về bảng mã loại hình cũng như hướng dẫn sử dụng.
Những chỉnh sửa, đổi mới đối với mã các loại hình xuất nhập khẩu
Căn cứ vào Quyết định 1375/QĐ-TCHQ ban hành bởi tổng cục hải quan, chúng tôi nhận thấy những sự thay đổi chính trong từng loại hình như sau:
- Xuất khẩu: Loại hình này gồm 16 mã được điều chỉnh;
- Nhập khẩu: Loại hình này gồm có 24 mã đổi mới;
- Bảng mã loại hình xuất khẩu: Nội dung hướng dẫn của các mã: B11, B12, B13, E52, E82, E62, C22, G61, G23 và cuối cùng là H21 được chỉnh sửa;
- Bảng mã loại hình nhập khẩu: Mã A43 (Nhập khẩu hàng hóa thuộc chương trình ưu đãi thuế) được bổ sung thêm cùng với mã A44 (Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế). Phần nội dung hướng dẫn của các mã: A31, A12, A11, A42, A41, E21, E41, E15, E13, G51, G12, G13, G14, H11, C21 và C11.
Bảng mã loại hình xuất khẩu
An Tín Logistics đã tổng hợp những bảng mã loại hình xuất khẩu phổ biến và thông dụng nhất trong bảng dưới đây kèm theo hướng dẫn sử dụng để bạn dễ tham khảo:
Ký hiệu mã loại hình | Tên gọi | Hướng dẫn sử dụng | Ghi chú |
B11 | Xuất kinh doanh |
|
|
B12 | Xuất sau khi đã thực hiện tạm xuất |
|
Áp dụng vào trường hợp hàng hóa đã thực hiện tạm xuất theo mã G61 |
B13 | Xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu từ trước đó |
|
|
E42 | Xuất khẩu sản phẩm thuộc DNCX | Trường hợp xuất khẩu hàng hóa thuộc DNCX ra nước ngoài và xuất khẩu vào nội địa | Trong trường hợp xuất khẩu nội địa phải thực hiện khai các chỉ tiêu thông tin liên quan đến XNK tại chỗ như: chỉ tiêu số quản lý nội bộ và mã điểm đích vận chuyển bảo thuế |
E52 | Xuất khẩu sản phẩm gia công cho thương nhân (doanh nghiệp) nước ngoài | Trường hợp xuất hàng hóa, sản phẩm cho bên đối tác thực hiện thuê gia công tại nước ngoài. Tính gộp cả trường hợp xuất sản phẩm tự cung ứng về nguyên liệu và doanh nghiệp nội địa xuất trả lại cho DNCX hay doanh nghiệp trong khu phí thuế quan sản phẩm gia công | Đối với trường hợp xuất vào khu PTQ, DNCX phải thực hiện kê khai các chỉ tiêu thông tin về XNK ngay tại chỗ gồm: chỉ tiêu số quản lý nội bộ và mã điểm đích vận chuyển bảo thuế |
E54 | Xuất khẩu nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang cho hợp đồng khác | Trường hợp chuyển vật tư, nguyên liệu thuộc hợp đồng này sang cho hợp đồng khác. Mã này không bao gồm công tác chuyển máy móc, thiết bị |
|
E56 | Xuất khẩu hàng hóa gia công được giao hàng tại nội địa | Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm gia công cho bên đối tác nước ngoài được chỉ định giao hàng tại Việt Nam, gộp thêm trường hợp xuất khẩu sản phẩm được gia công chuyển tiếp | Trường hợp này cần khai báo những thông tin như trên |
E62 | Xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất phục vụ xuất khẩu |
|
Mã loại hình này cần phải khai báo các chỉ tiêu và thông tin như các loại trên |
Trên đây là những mã loại hình xuất khẩu phổ biến và thông dụng nhất hiện nay, nếu bạn muốn tham khảo thêm xin hãy Download bảng mã đầy đủ của chúng tôi dưới đây:
Bảng mã loại hình nhập khẩu
Ký hiệu mã loại hình | Tên gọi | Hướng dẫn sử dụng | Ghi chú |
A11 | Nhập khẩu mục đích kinh doanh tiêu dùng | Trường hợp doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu hàng hóa cho mục đích tiêu dùng, kinh doanh gồm:
|
Trường hợp doanh nghiệp sở hữu vốn đầu tư nước ngoài thì cần nhập khẩu đúng theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu. Doanh làm thủ tục nhập khẩu áp dụng mã loại hình A41 |
A12 | Nhập khẩu kinh doanh sản xuất với hàng hóa thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan không phải Chi cục Hải quan tại cửa khẩu | Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa cho mục đích tiêu dùng, nhập kinh doanh nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất (loại trừ SXXK, GC, DNCX và doanh nghiệp nằm trong khu phi thuế quan), hàng kinh doanh thương mại đơn thuần, doanh nghiệp nội địa kinh doanh hàng hóa từ khu phi thuế quan, nhập kinh doanh tại chỗ hoặc DNCX, hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế và đầu tư nộp thuế làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác với Chi cục tại cửa khẩu nhập | Đối với trường hợp nhập dựa theo quyền nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì sử dụng mã loại hình A41 |
A21 | Chuyển đổi tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập khẩu | Trường hợp doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ hoạt động tạm nhập khẩu. | Trong trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa đến từ các nguồn khác phải áp dụng mã loại hình A42 |
A31 | Nhập hàng xuất khẩu bị trả lại vì nhiều lý do | Trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị trả lại vì mục đích: tái chế, tiêu hủy, sửa chữa hay tái xuất sang cho nước thứ 3 của các loại hình: xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm của DNCX, xuất kinh doanh và xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu | Nếu trường hợp nhập khẩu nhằm mục đích tái chế hay tái xuất sang nước thứ 3 thì cơ quan Hải quan phải tổ chức theo dõi nhằm xử lý theo như quy định hay thực hiện theo như thế độ tạm |
A41 | Nhập kinh doanh bởi doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu | Trường hợp doanh nghiệp sở hữu vốn đầu tư nước ngoài (gồm DNCX), doanh nghiệp nước ngoài không có trụ sở tại Việt Nam thực hiện nhập khẩu theo quyền nhập khẩu để kinh doanh trực tiếp tại thị trường Việt mà không thông qua sản xuất | |
A42 | Chuyển mục đích tiêu thụ nội địa khác | Trường hợp sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng: không đánh thuế, xét miễn thuế, miễn thuế, hàng hóa được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc được đặc ân hạn thuế sau đó đối tượng thay đổi thành không chịu thuế hoặc mục đích khác: xét miễn thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi (hay ưu đãi đặc biệt) và không được ân hạn | Trường hợp không áp dụng là hàng hóa chuyển tiêu thụ trong nội địa từ nguồn tạm nhập sử dụng ở tại mã A21 |
A43 | Nhập khẩu hàng hóa nằm trong Chương trình ưu đãi về thuế | Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện của Ô tô thuộc chương trình ưu đãi thuế nhằm lắp ráp, sản xuất oto hay vật tư, linh kiện và nguyên liệu để phục vụ sản xuất, lắp ráp (gia công) các loại hàng công nghiệp hỗ trợ ưu tiên cho phát triển ngành lắp ráp, sản xuất oto trong giai đoạn từ năm 2020 – 2024 (Chương trình ưu đãi thuế dành cho CNHT ô tô) quy định dựa theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP vào ngày 25/05/2020 của Chính phủ |
Các bạn có thể tham khảo thêm bảng mã loại hình nhập khẩu bằng cách Download tài liệu dưới đây:
Lời kết
Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp Logistics có thể tham khảo. Nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc về loại hình này xin hãy để lại bình luận bên dưới, nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ trực tiếp liên hệ và tư vấn miễn phí.
An Tín Logistics hy vọng rằng đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến Logistics. Chúng tôi là đơn vị cung ứng các dịch vụ Logistics chất lượng với giá cả cạnh tranh. Kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động với hệ thống khoa học và chuyên nghiệp nhất.