Chargeable Weight là gì? Cách tính Chargeable Weight hàng Air và hàng Sea

Bạn đã bao giờ thắc mắc về cách mà các hãng vận chuyển tính cước phí cho lô hàng của mình chưa? Chargeable Weight trên thực tế được áp dụng rất nhiều trong vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại không được biết đến rộng rãi bởi chủ hàng hóa. 

Vậy, Chargeable Weight là gì? Hãy cùng An Tín Logistics tìm hiểu cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây!

Chargeable Weight là gì?

Chargeable Weight là gì?

Đối với hàng Air, chúng ta sẽ có 2 loại trọng lượng hàng hóa đó là Volume Weight (VW) và Gross Weight (GW). Trong đó:

  • Volume Weight – Trọng lượng thể tích: Là trọng lượng tính theo kích thước thùng hàng, được tính theo công thức (dài x rộng x cao)/6000 (cm).
  • Gross Weight – Trọng lượng thực tế: Là cân nặng thực tế của hàng hóa, bao gồm cả bao bì sau khi đã đóng gói.

Khi so sánh kết quả giữa Gross Weight và Volume Weight, số nào lớn hơn sẽ là Chargeable Weight (CW) và được dùng để tính cước hàng Air. Như vậy, Chargeable Weight (CW) chính là trọng lượng hàng để tính cước vận chuyển.

Ví dụ về cách tính Chargeable Weight hàng Air

Ví dụ về cách tính Chargeable Weight hàng Air

Ví dụ, bạn muốn gửi một đơn hàng gồm 5 kiện, mỗi kiện có kích thước dài x rộng x cao là 100 x 90 x 70 (cm). Khối lượng mỗi kiện là 90kg/ trọng lượng cả bì. Chúng ta sẽ tính trọng lượng CW như sau:

Bước 1 – Tính toán tổng trọng lượng thực tế lô hàng

Mỗi kiện hàng có khối lượng là 90kg/ trọng lượng cả bì nên 5 kiện sẽ có tổng khối lượng là: 450kg hay Gross Weight là 450kg.

Bước 2 – Tính tổng khối lượng lô hàng

Khối lượng lô hàng sẽ được tính bằng đơn vị mét khối (cbm). 

  • Thể tích 1 kiện hàng sẽ là: 1 x 0.9 x 0.7 = 0.63 (cbm).
  • Tổng khối lượng lô hàng là: 0.63 x 5 = 3.15 (cbm).

Bước 3 – Tính toán trọng lượng thể tích

Công thức tính như sau:

Trọng lượng thể tích = Khối lượng lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích.

Trong đó:

  • Hằng số trọng lượng thể tích hàng Air: 167kg/cbm.
  • Khối lượng lô hàng (đã tính ở bước 2): 3.15 cbm.

Như vậy, trọng lượng thể tích = 3.15 x 167 = 526.05 kg.

Bước 4 – Xác định trọng lượng tính cước phí Chargeable Weight

Chúng ta so sánh và thấy rằng trọng lượng thể tích của lô hàng (526.05kg) lớn hơn trọng lượng thực tế (450kg). Như vậy, Chargeable Weight ở đây là 526.05kg và con số này sẽ được sử dụng để tính cước vận chuyển của lô hàng.

Ví dụ về cách tính Chargeable weight hàng Sea

Ví dụ về cách tính Chargeable weight hàng Sea

Vẫn là ví dụ về 5 kiện hàng có kích thước và trọng lượng như trên nhưng nếu được gửi bằng đường biển sẽ như sau:

  • Tổng trọng lượng thực tế của lô hàng vẫn là 450kg. 
  • Khối lượng lô hàng vẫn là 3.15cbm.
  • Trọng lượng thể tích lô hàng sẽ có sự thay đổi (do hằng số trọng lượng thể tích hàng Sea là 1000kg/cbm). Như vậy trọng lượng thể tích sẽ là 3.15 x 1000 = 3150 kg.
  • Như vậy, chúng ta thấy trọng lượng thể tích vẫn lớn hơn trọng lượng thực tế. Do đó, CW sẽ là 3150kg.

Lưu ý khi tính trọng lượng Chargeable Weight

Khi quy đổi trọng lượng, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề:

Đối với hàng Air

Vận tải hàng không quy ước 1m3 ≈ 166.67kg. 

Đối với hàng Sea

  • 1 tấn ≥ 3 cbm: Hàng nhẹ, tham chiếu cước phí theo bảng giá CBM.
  • 1 tấn < 3 cbm: Hàng nặng, tham chiếu cước phí theo bảng giá KGS.
  • Quy ước 1m3 ≈ 1000kg.

Kinh nghiệm đóng gói hàng tiết kiệm chi phí vận chuyển

Cách đóng gói liên quan đến kích thước hàng hóa và từ đó, quyết định đến giá cước vận chuyển. An Tín Logistics sẽ chia sẻ đến bạn đọc kinh nghiệm đóng gói hàng giúp tối ưu được chi phí.

1. Hỏi đơn vị vận chuyển về giới hạn kích thước và khối lượng

Như chúng ta đã biết, vận tải hàng không sẽ dựa trên thể tích hoặc khối lượng hàng hóa để tính giá cước.

Lưu ý khi tính trọng lượng Chargeable Weight

Mỗi hãng vận chuyển lại có giới hạn về trọng tải và kích thước khác nhau. Do đó, chủ hàng cần tìm hiểu kỹ thông tin này để có cách đóng gói chuẩn xác nhất. 

2. Tìm hiểu cách đóng gói tiết kiệm pallet nhất

Các hãng hàng không thường yêu cầu hàng hóa phải đóng gói pallet để phục vụ cho việc soi chiếu và đảm bảo an ninh. Điều này sẽ làm tăng kích thước và khối lượng kiện hàng của bạn.

Vậy nên, việc đóng gói hàng hóa sao cho tiết kiệm pallet nhất là việc mà các chủ hàng hóa rất cần phải nắm rõ.

3. Dán tem, nhãn mác chính xác và đầy đủ

Để khai thác hàng hóa được nhanh chóng, an toàn thì việc dán tem, nhãn chính xác và đầy đủ là rất quan trọng. Điều này không những giúp tránh được nhầm lẫn mà còn hạn chế tối đa phát sinh chi phí tại sân bay và kho hàng.

4. Tham khảo vài đơn vị vận chuyển

Hiện nay, thị trường logistics hoạt động rất sôi nổi tại Việt Nam, đem lại cho các khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn. Chính vì thế, chúng ta nên tham khảo bảng giá của một vài đơn vị vận chuyển trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Đôi khi, lựa chọn một dịch vụ phù hợp còn được ưu tiên hơn vấn đề về giá cả.

Lời kết

Nắm được cách tính Chargeable Weight, chúng ta sẽ nhanh chóng được trong việc xác định giá cước lô hàng. Từ đó chủ động trong việc tính toán chi phí. Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ Chargeable Weight là gì cùng những vấn đề liên quan đến Chargeable Weight trong Logistics!

Tin tức liên quan

An Phát Holdings hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm

TEAM BUILDING AN TÍN LOGISTICS 2024: ĐOÀN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376