LSS là phí gì? Các biện pháp giúp đáp ứng tiêu chuẩn mới về phụ phí LSS

Với mục tiêu giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững, LSS đã trở thành một trong những công cụ quan trọng được áp dụng trong vận chuyển hàng hóa trên biển và trên không.

Nhưng LSS là phí gì, nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng An Tín Logistics tìm hiểu về LSS và tầm quan trọng của phí này trong việc bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển bền vững.

LSS là phí gì & những thông tin cần thiết
LSS là phí gì & những thông tin cần thiết

LSS là phí gì?

LSS (Hay Low Sulphur Surcharge) là một khoản phụ phí giảm thải lưu huỳnh được áp dụng cho việc vận chuyển hàng hóa qua con đường biển và hàng không.

Phụ phí này được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như:

  • Phụ phí lưu huỳnh thấp (Viết tắt LSS).
  • Phụ phí nhiên liệu xanh (Viết tắt GFS).
  • Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (Viết tắt ECA).
  • Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (Viết tắt LSF).

Các loại phụ phí LSS đang được xem xét như những khoản phí bắt buộc ngoài cước và các khoản phụ phí khác từ năm 2019 trở đi. Nó được áp dụng trên tất cả các tuyến vận chuyển thương mại, đặc biệt tập trung vào khu vực ECA.

Cách tính phí LSS là gì?

Tính phụ phí LSS
Tính phụ phí LSS

Cách tính phí LSS được xác định dựa trên mức giá xăng dầu thế giới, và không thay đổi theo loại hàng hóa. Tuy nhiên, với những container đặc biệt như container lạnh hoặc container hàng nguy hiểm, phí LSS có thể cao hơn một chút.

Việc tính toán phụ phí này thường dựa vào biến động giá xăng dầu trong thị trường thế giới. Vì vậy, các hãng tàu thường đăng thông báo về các điều chỉnh cụ thể và cập nhật thông tin này công khai trên trang web hoặc các kênh thông tin của hãng tàu tương ứng 3 tháng một lần.

Có thể bạn sẽ nhận thấy rằng sự thay đổi về phí LSS không nhiều, thay vào đó, cước tàu chính có xu hướng tăng lên. Điều này có lẽ do nhiều hãng tàu không tính phụ phí LSS riêng lẻ trong hóa đơn hoặc bảng báo giá cước tàu, mà họ tính vào tổng giá cước tàu, dẫn đến sự tăng giá trong cước vận chuyển hàng hóa.

Một số quy định liên quan đến phụ phí LSS lưu huỳnh

Quy định liên quan đến LSS lưu huỳnh
Quy định liên quan đến LSS lưu huỳnh
  • Các quy định nhằm ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ các loại tàu thủy.
  • Phương pháp kiểm soát khí thải từ tàu, bao gồm oxit lưu huỳnh (SOx), oxit nitơ (NOx), các chất làm suy giảm tầng ozone (ODS), và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC).
  • Đóng góp vào việc xử lý và cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí cả ở địa phương và toàn cầu, với tập trung đến sức khỏe con người và môi trường.
  • Sự thay đổi trong việc giới hạn hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu của tàu.

Kể từ ngày 1/1/2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã ban hành quy định mới, yêu cầu tất cả các tàu container và tàu hàng rời trên biển tuân thủ giới hạn tối đa về hàm lượng lưu huỳnh (S) trong nhiên liệu là 0,5%, mức giới hạn thấp hơn rất nhiều so với mức giới hạn trước đó là 3,5%.

Các mức giới hạn này đã trải qua các thay đổi giảm dần trong hơn một thập kỷ qua, kể từ khi Phụ lục VI của Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL) có hiệu lực từ năm 2005.

Các biện pháp giúp đáp ứng tiêu chuẩn giới hạn mới về LSS

Tìm hiểu một số biện pháp đáp ứng tiêu chuẩn giới hạn mới của LSS
Tìm hiểu một số biện pháp đáp ứng tiêu chuẩn giới hạn mới của LSS

Có một số biện pháp đáp ứng tiêu chí LSS giúp doanh nghiệp thỏa mãn yêu cầu mới:

1. Ưu tiên sử dụng các nguồn nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp

Bằng cách sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, tàu sẽ không phải xả khí thải lưu huỳnh ra môi trường, từ đó giảm phí LSS. Có thể thấy rằng việc sử dụng khí đốt như Methanol là một giải pháp đánh giá cao và được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) công nhận.

2. Áp dụng hệ thống làm sạch khí thải hoặc máy lọc khí

Sử dụng hệ thống làm sạch khí thải hoặc máy lọc khí giúp xử lý khí thải lưu huỳnh, giảm hàm lượng lưu huỳnh ra môi trường. Các hãng tàu sử dụng hệ thống này sẽ được giảm phí LSS do khí thải lưu huỳnh không đáng kể, không phải chịu phí cao.

Một số câu hỏi liên quan khác về LSS

Những thắc mắc thường gặp về chủ đề phụ phí LSS
Những thắc mắc thường gặp về chủ đề phụ phí LSS

1. Tại sao lại sử dụng phí LSS trong vận tải hàng hóa?

Với mục tiêu bảo vệ môi trường, chúng ta cần sử dụng các nhiên liệu sạch và thân thiện hơn với tự nhiên. Tuy nhiên, việc xử lý và làm sạch nhiên liệu này đòi hỏi một số chi phí đáng kể.

Do đó, để đền bù các chi phí này và giúp giảm tác động tiêu cực lên môi trường, các hãng tàu phải nộp phí LSS. Từ năm 2015, phí này đã được áp dụng, và các khu vực áp dụng đã được xác định để kiểm soát khí thải.

2. LSS áp dụng cho hàng nhập khẩu hay xuất khẩu?

Hiện tại, phí LSS áp dụng cho cả hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu. Điều này có nghĩa là bất kể tàu vận chuyển hàng hóa đó ở tuyến đường nào, họ đều phải chịu phí LSS. Mức phí LSS bao nhiêu sẽ còn tùy theo độ dài của quãng đường vận chuyển.

Ví dụ, đối với hàng nhập khẩu với 20 container, phí LSS trung bình là khoảng 40 đô la. Nếu có từ 20 đến 40 container, phí sẽ là 80 đô la. Một số người có thể nhầm lẫn rằng phí này đã được bao gồm trong phí vận tải chính, tuy nhiên, thực tế là nó được tính riêng biệt.

Nếu có trường hợp không có thông báo về phí LSS trong cước hàng lẻ hoặc không thấy trong bảng báo giá, có thể nó đã được tính vào tổng cước tàu. Ngoài ra, một số đơn vị cũng có thể tính phí LSS vào phụ phí điều chỉnh giá nguyên liệu xăng dầu sử dụng.

Phụ phí LSS là gì và nó được áp dụng đối với hàng nhập khẩu hay xuất nhẩu
Phụ phí LSS là gì và nó được áp dụng đối với hàng nhập khẩu hay xuất nhẩu

3. Có cần kê khai phí LSS trong trị giá tính thuế hay không?

Để xác định việc cần kê khai phí LSS trong trị giá tính thuế hay không, cần tham khảo các văn bản pháp luật cụ thể sau đây:

  • Theo thông tư số 39/2015/TT-BTC (được cấp ngày 25/3/2015) và thông tư số 60/2019/TT-BTC (được cấp ngày 30/8/2019) của Bộ Tài chính, phụ phí LSS sẽ được cộng vào trị giá tính thuế trong các trường hợp nhà nhập khẩu phải thanh toán phụ phí này cho hãng tàu. Công văn số 2008/TCHQ-TXNK ngày 27/3/2020 từ tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn về nội dung này.
  • Điều 13, khoản 2, mục G của Thông tư số 39/2015/TT-BTC (được cấp ngày 25/3/2015) của Bộ Tài chính đề cập đến việc kê khai các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch, bao gồm “phí vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu.”
  • Theo công văn 969/HQHCM-TXNK (được cấp ngày 17/04/2020), hướng dẫn về khai báo phụ phí giảm thải lưu huỳnh (phụ phí LSS).

Nếu hãng tàu (người vận chuyển hàng hóa) không thu khoản phụ phí LSS, doanh nghiệp sẽ không cần kê khai phụ phí này trong trị giá tính thuế.

4. Phụ phí LSS bên nào chịu trách nhiệm?

Trách nhiệm về việc chịu phụ phí LSS không được quy định rõ ràng, mà nó phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu.

Khi hai bên thỏa thuận về hợp đồng mua bán hàng hóa, họ nên đưa ra quy định cụ thể về việc ai sẽ chịu trách nhiệm về phụ phí này và thể hiện rõ nội dung này trên vận đơn. Điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý để xác định người phải trả phụ phí LSS một cách công bằng và minh bạch.

Lời kết

Với những thông tin trên, chúng ta đã biết rõ hơn về LSS là phí gì và tầm quan trọng của nó trong việc xử lý môi trường. Nhìn chung, có thể hiểu đơn giản LSS là một giải pháp quan trọng trong việc giảm thiểu tác động xấu đến môi trường của ngành vận tải đường biển và hàng không.

Việc tính toán mức phí LSS sẽ giúp đối tượng tính toán được chi phí phải trả và từ đó đưa ra phương án chuẩn bị tốt nhất để tuân thủ quy định và giảm tác động tiêu cực lên môi trường.

An Tín Logistics

Tin tức liên quan

An Phát Holdings ủng hộ 1,5 tỷ đồng hỗ trợ người dân Hải Dương, Yên Bái khắc phục hậu quả bão số 3

An Phát Holdings hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm

TEAM BUILDING AN TÍN LOGISTICS 2024: ĐOÀN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376