ISF là gì trong vận tải biển? Hướng dẫn kê khai ISF chuẩn xác nhất

Mỹ là một quốc gia có hệ thống an ninh hàng hóa nghiêm ngặt nhất thế giới. Đất nước này yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu bắt buộc phải khai ISF mới được phép thông quan.

Trong bài viết dưới đây, An Tín Logistics sẽ chia sẻ đến các bạn toàn bộ những thông tin về ISF là gì cũng như chi tiết về cách khai báo tờ khai quan trọng này.

ISF là gì?

ISF là gì?

ISF là viết tắt của Importer Security Filing, hay còn được gọi là 10+2 rule. Đây là hệ thống tờ khai an ninh khi hàng hóa được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Các thông tin cần kê khai trên ISF sẽ bao gồm thông tin vận chuyển, thông tin đóng gói, bên nhận hàng và nội dung mô tả hàng hóa.

Thông qua ISF, các lô hàng sẽ được CBP (Customs and Border) xét duyệt và sau đó được phép thông quan. Tờ khai ISF giúp hải quan Mỹ đánh giá và quản lý tốt hơn những rủi ro an ninh từ việc nhập khẩu hàng hóa. Từ đó, ngăn chặn những hàng hóa nguy hiểm vào quốc gia này.

Đối tượng cần khai báo ISF là ai? 

Đối tượng cần khai báo ISF là ai? 

ISF là chứng từ bắt buộc với các lô hàng muốn nhập khẩu vào Mỹ bằng đường biển. Trách nhiệm kê khai ISF thuộc về bên nhập khẩu, có thể là người nhập khẩu hoặc công ty môi giới hải quan được ủy quyền. 

Khi nào cần khai báo ISF?

Nhiều người cho rằng, ISF được khai báo khi hàng cập cảng tại Hoa Kỳ nhưng điều này hoàn toàn không đúng. ISF phải được khai báo và nộp trước khi tàu xuất phát từ cảng khởi hành.

Thời gian khai báo chính xác sẽ được quy định bởi CBP. Thông thường, tờ khai này sẽ phải nộp trước ít nhất là 24 tiếng, kể từ khi lô hàng được chuyển tới cảng đích.

Các thông tin khai báo ISF

Trong tờ khai ISF sẽ có các thông tin của bên nhập khẩu và xuất khẩu cũng như thông tin về hãng tàu vận chuyển. Các thông tin này cần chính xác tuyệt đối để đảm bảo lô hàng được xét duyệt một cách nhanh nhất.

Thông tin từ nhà cung cấp hoặc người nhập khẩu

Thông tin từ nhà cung cấp hoặc người nhập khẩu

Thông tin cần kê khai gồm:

  • Tên, địa chỉ của nhà cung ứng, người xuất khẩu, người nhập khẩu, bên giao hàng, người gom hàng.
  • Địa chỉ xếp hàng lên container.
  • Thông tin về cảng khởi hành và cảng đích.
  • Thông tin biểu thuế cho từng sản phẩm trong lô hàng.

Thông tin từ hãng tàu

Các hãng tàu cần khai báo những thông tin sau đây:

  • Tình trạng container.
  • Số vận đơn liên kết AMS và ISF.
  • Địa điểm và thời gian chính xác khi xếp hàng lên tàu.
  • Số vận đơn do hãng tàu cấp.
  • Mã code của người gửi, người nhận và số vận đơn AMS.

Hướng dẫn khai báo ISF chuẩn xác nhất

Do ISF là tờ khai an ninh dành cho hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ nên trước khi tiến hành khai báo, chúng ta nên kiểm tra lại quy trình mới nhất. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trước những thay đổi bất ngờ của nước bạn.

Dưới đây là các bước khai báo ISF hiện hành:

  • Bước 1: Thu thập các thông tin cần thiết bao gồm thông tin của bên nhập khẩu, xuất khẩu và hàng tàu vận chuyển.
  • Bước 2: Truy cập vào hệ thống khai báo được cung cấp bởi CBP hoặc các ứng dụng khai báo ISF được cung cấp bởi các công ty mô giới.
  • Bước 3: Điền chính xác các thông tin vào phiếu ISF trên hệ thống của CBP hoặc phần mềm của công ty mô giới.
  • Bước 4: Kiểm tra thật kỹ toàn bộ thông tin vừa kê khai. Khi chắc chắn rằng không có sai sót, các bạn gửi phiếu ISF và lưu trữ 1 bản sao.

Hướng dẫn khai báo ISF chuẩn xác nhất

Mẫu phiếu ISF 10+2

Hiện nay, việc kê khai ISF khá thuận tiện. Chúng ta có thể tiến hành khai báo online thông qua ứng dụng được cung cấp bởi các công ty môi giới hoặc hệ thống khai báo của CBP.

Dưới đây, An Tín Logistics xin gửi tới một mẫu tờ khai ISF để bạn đọc dễ hình dung hơn về các thông tin về cách thức khai báo.

Mẫu phiếu ISF 10+2

Khai ISF chậm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Như đã nói ở trên, việc khai báo ISF thuộc trách nhiệm của bên nhập khẩu. Do đó, nếu không kê khai đúng thời hạn, người nhập khẩu sẽ bị phạt, mức phạt có thể lên tới 5000 USD/lô hàng.

Do đó, các công ty xuất khẩu Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu Hoa Kỳ để đảm bảo việc khai báo ISF được chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn. Điều này sẽ đảm bảo cho lô hàng được thông quan một cách thuận lợi đồng thời không phát sinh thêm bất kỳ khoản phí nào.

Mỹ là quốc gia có hàng rào an ninh hàng hóa nghiêm ngặt bậc nhất thế giới. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề khai báo ISF. Đây là cách duy nhất để hàng hóa của chúng ta đi vào nước bạn một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Phân biệt ISF và AMS

Khi xuất nhập khẩu hàng hóa với Hoa Kỳ, bên cạnh phiếu ISF, các bên còn phải kê khai thêm AMS. Tuy mục đích đều là để kiểm soát và đảm bảo an ninh hàng hóa nhưng 2 biểu phiếu này vẫn có những sự khác biệt. Cùng An Tín Logistics tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé!

Định nghĩa

AMS (Automated Manifest System) là hệ thống kê khai tự động được hải quan Hoa Kỳ áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu vào nước này từ năm 2003. Nó bao gồm các thông tin về ngày giờ xuất phát và cập bến của tàu, chi tiết về hàng hóa…

Phân biệt ISF và AMS

Như vậy, AMS không có các thông tin về các bên xuất/ nhập khẩu, nhà cung cấp như ISF. Bên cạnh đó, hệ thống này được áp dụng ở nhiều lĩnh vực vận chuyển như đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Trong khi đó, ISF chỉ áp dụng cho riêng lĩnh vực đường biển.

Người khai báo

Bên xuất khẩu sẽ là người chịu trách nhiệm khai báo AMS trong khi đó, ISF lại là người khai báo cho phiếu ISF. CBP sẽ so sánh 2 loại phiếu này kết hợp với kiểm tra thực tế để đảm bảo tính chính xác cho lô hàng.

Thời gian khai báo

AMS cần được khai báo trước 48 tiếng kể từ khi tàu đi từ cảng khởi hành. Ngược lại, thời gian khai báo ISF chỉ cần trước ít nhất 24 tiếng kể từ khi tàu xuất phát. 

Một lưu ý nhỏ rằng, cả AMS và ISF nếu không được kê khai hoặc kê khai chậm trễ thì các bên sẽ đều bị phạt tiền. Trong trường hợp không trả tiền phạt, các bên sẽ bị đưa vào danh sách đen của cảng và cho ngừng thông quan hoặc từ chối thông quan.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà An Tín Logistics muốn cung cấp đến bạn đọc. Hi vọng, các bạn đã hiểu rõ ISF là gì cũng như cách thức và quy trình kê khai loại phiếu này. Chúc các bạn thành công!

Tin tức liên quan

An Phát Holdings hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm

TEAM BUILDING AN TÍN LOGISTICS 2024: ĐOÀN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376