Giá CNF là gì? Giá CNF và CIF khác nhau như thế nào?

Trong thương mại quốc tế, người mua và người bán luôn có những quy định, điều khoản để đảm bảo quyền lợi cùng như nghĩa vụ cho các bên. Một trong những thỏa thuận hết sức quan trọng đó chính là CNF, kèm theo đó là phí dịch vụ tương ứng. 

Vậy, giá CNF là gì? Hãy cùng An Tín Logistics tìm hiểu sự khác biệt giữa giá CNF và CIF trong bài viết dưới đây nhé!

CNF là gì?

CNF là gì?

CNF – Cost And Freight, là một thỏa thuận trong vận chuyển quốc tế. Theo đó, người bán sẽ trả tiền vận chuyển để hàng hóa được giao đến cảng gần người mua nhất, không bao gồm phí bảo hiểm.

Hiểu một cách đơn giản, đó là người bán có trách nhiệm thuê tàu chuyên chở, bốc hàng lên tàu và thanh toán các khoản phí liên quan. Ngay sau khi hàng hóa được giao nhận tại điểm được quy định trước đó thì mọi vấn đề liên quan đến rủi ro, trách nhiệm, chi phí sẽ được chuyển giao cho người mua.

Giá CNF là gì và cách tính như thế nào?

Giá CNF là gì và cách tính như thế nào?

Để hiểu về giá CNF, chúng ta sẽ đi vào tính toán 3 phần cụ thể như sau:

  • C (Cost – tiền hàng): Là giá của hàng hóa trên hợp đồng mua bán.
  • F (Freight – cước phí): Cước vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất phát đến cảng đích theo thỏa thuận trước đó của 2 bên.
  • Các loại thuế, phí khác: Bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, phí an ninh cảng, phụ phí xăng dầu, tiền bảo hiểm, lệ phí thủ tục hải quan…

Như vậy, giá CNF sẽ được tính theo công thức:

CNF = C + F + Các loại thuế, phí khác

Nghĩa vụ của các bên trong điều kiện CNF

Nếu việc mua hàng hóa dựa trên thỏa thuận CNF thì nghĩa vụ của từng bên sẽ được quy định cụ thể như sau:

Nghĩa vụ bên bán

Nghĩa vụ của người bán được thể hiện qua các điều:

  • Người bán cần cung cấp đầy đủ hàng hóa như đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương, kèm theo đó là giấy tờ, chứng từ phù hợp .
  • Người bán là bên chuẩn bị các thủ tục liên quan đến việc thông quan xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời, họ cũng là người chịu trách nhiệm về những rủi ro cũng như chi phí để lấy được giấy phép nhập khẩu.
  • Người bán ký hợp đồng và thanh toán chi phí với đơn vị vận tải biển.
  • Người bán phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin để người mua mua bảo hiểm hàng hóa. Đồng thời, người bán không có trách nhiệm ký kết bất cứ hợp đồng bảo hiểm nào.
  • Bên xuất khẩu cần đảm bảo thời gian giao hàng đúng như thỏa thuận. Họ là người chịu trách nhiệm cho đến khi hàng hóa được đưa lên tàu. Do đó, thời gian vận chuyển và đưa hàng lên tàu cũng cần phải chính xác.
  • Người bán phải cung cấp các giấy tờ và chứng từ vận chuyển liên quan để người mua kịp thời nhận hàng.

Nghĩa vụ của các bên trong điều kiện CNF

Nghĩa vụ bên mua

CNF trong xuất nhập khẩu quy định về nghĩa vụ của bên mua như sau:

  • Người mua có trách nhiệm thanh toán các khoản phí theo quy định của hợp đồng ngoại thương.
  • Dựa vào các điều khoản và thỏa thuận chung trong hợp đồng mà người mua sẽ phải chịu những rủi ro và chi phí để lấy các giấy tờ làm thủ tục nhập khẩu. 
  • Nếu có ý định mua bảo hiểm hàng hóa, người mua phải thông báo đến người bán và nhờ hỗ trợ cung cấp các thông tin, chứng từ.
  • Người mua có trách nhiệm nhận hàng khi hàng đã được vận chuyển đến điểm thỏa thuận.
  • Khi hàng hóa đã được chuyển lên tàu, lúc này, người mua sẽ chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng cập bến tại cảng đích.
  • Người mua có trách nhiệm cung cấp cho người bán các thông tin về thời gian nhận hàng, địa điểm nhận hàng. Trong trường hợp, người mua không cung cấp kịp thời thông tin, họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những rủi ro có thể gặp phải kể từ ngày giao hàng.
  • Người mua phải thanh toán một số khoản phí như lệ phí nhập khẩu, thuế, phí phát sinh từ hợp đồng vận tải, phí dỡ hàng, phí kiểm tra hàng…

Giá CNF và CIF có gì khác biệt?

Giá CNF và CIF có gì khác biệt?

Trước khi đi vào phân tích sự khác biệt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về CIF. Về cơ bản, CIF có cách thức hoạt động gần giống như CNF. Tuy nhiên, giá CIF bao gồm cả chi phí bảo hiểm của hàng hóa. 

>>Xem thêm:  CIF là gì? Mối liên hệ giữa FOB và CIF trong xuất nhập khẩu

Để người đọc dễ hình dung hơn, An Tín Logistics sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể:

Nếu bạn là nhà xuất khẩu Việt nam và muốn giao hàng cho người mua tại Trung Quốc. 

  • Trường hợp áp dụng theo điều khoản CNF: Bạn sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng hóa cho đến khi hàng được giao tại cảng Trung Quốc. Chi phí này không bao gồm chi phí bảo hiểm cho hàng hóa.
  • Trường hợp áp dụng theo điều khoản CIF: Bạn sẽ chịu chi phí vận chuyển, bao gồm cả bảo hiểm hàng hóa.

Lời kết

Hy vọng, bài chia sẻ ngày hôm nay đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi giá CNF là gì. Quá trình xuất nhập khẩu có rất nhiều những quy ước, điều khoản quốc tế mà chúng ta chưa thể nắm rõ. Khi đó, các bạn hãy liên hệ với An Tín Logistics để được tư vấn và sử dụng dịch vụ chất lượng nhất.

Tin tức liên quan

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

VNACCS là gì? Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

Phạm vi chứng nhận CCC

CCC là gì? Tìm hiểu quy trình xin dấu chứng nhận bắt buộc Trung Quốc

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376