Forwarder là gì? Vai trò của Freight Forwarder trong Logistics

Forwarder là gì?” Chắc hẳn ai cũng đã từng tò mò khi nghe nhắc đến công việc này. Chuyên viên Forwarder giúp tiết kiệm rất nhiều về thời gian, chi phí và công sức của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK).

Hãy cùng An Tín Logistic tìm kiếm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Forwarder là gì? Nghề Forwarder làm gì?
Forwarder là gì? Nghề Forwarder làm gì?

Tìm hiểu Forwarder là gì trong Logistics?

Forwarder (FWD) là từ viết tắt của Freight Forwarder, thuật ngữ ám chỉ một cá nhân hoặc doanh nghiệp (tổ chức) cung ứng những dịch vụ giao nhận hàng hoá. Họ có vai trò như trung gian trong mối quan hệ giữa người nhận và người gửi hàng.

Forwarder là đại diện bên nhận hàng từ chủ hàng (trường hợp duy nhất chỉ có 1 FWD) hay tổng hợp hàng từ nhiều chủ hàng lẻ khác nhau thành lô hàng lớn. Sau đó, họ sẽ thuê đơn vị vận chuyển (hãng hàng không/hãng tàu) để vận chuyển và giao đến tay khách nhận.

Những tuyến hàng có cung cấp dịch vụ Forwarder như: hàng quốc tế và nội địa. Thế nhưng, ở một số quốc gia chỉ sử dụng thuật ngữ: “người vận chuyển”. Cho nên, nhiều người nghĩ sai rằng Forwarder chỉ có làm hàng quốc tế.

Nghề Forwarder làm gì?

Tổng số lượng công việc của Forwarder không chỉ gói gọn ở 1 – 2 công việc chính. Nó còn bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau, phát sinh từ công ty cung cấp Forwarder. Theo thông thường, bạn có thể làm nhiều việc khác nhau nếu làm trong công ty nhỏ.

Nghề Sales Forwarder trong hoạt động xuất nhập khẩu
Nghề Sales Forwarder trong hoạt động xuất nhập khẩu

Tuy vậy, nếu công ty phân công nhiệm vụ rõ ràng, các vị trí công việc sẽ được sắp xếp tuỳ vào dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.

Những vị trí công việc phổ biến trong công ty Forwarder bao gồm:

  • Sales Forwarder, vị trí này thường xuyên phải làm việc với bên khách hàng các nghiệp vụ như: liên hệ, tư vấn, hỗ trợ và báo giá,… Vị trí yêu cầu nhân viên phải đáp ứng các kỹ năng: thuyết trình, giao tiếp, telesales, nắm bắt tâm lý và ngoại ngữ (tiếng Anh),…;
  • Nhân viên chứng từ, nhiệm vụ chính là soạn, phân loại chứng từ, áp dụng chứng từ và thông báo cho các bên liên quan,… Kỹ năng cần phải có: hiểu rõ về chứng từ, quy định liên quan đến hoạt động Logistic và nhập khẩu,…;
  • Nhân viên giao nhận, trực tiếp làm việc với bên hãng tàu, hải quan, làm thủ tục hải quan và giao nhận hàng hoá,… Công việc yêu cầu nhân viên phải có sức khoẻ tốt (ưu tiên nam giới), hiểu rõ việc mình làm và linh hoạt trong quá trình làm việc với cơ quan ngoài,…
  • Nhân viên quản lý vận tải đường bộ, đảm nhận phụ trách những công tác chuyên quản lý, điều hành vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa đường bộ. Những loại dịch vụ vận chuyển như: xe Container, xe tải, tập kết và bốc dỡ hàng hoá,…

Vai trò quan trọng của Forwarder trong Logistics

Vai trò quan trọng của Freight Forwarder trong lĩnh vực Logistics
Vai trò quan trọng của Freight Forwarder trong lĩnh vực Logistics

Vậy Forwarder có tầm quan trọng như thế nào trong Logistics mà các chủ hàng luôn yêu cầu sự hỗ trợ từ họ. Trọng trách của Forwarder rất lớn trong việc hỗ trợ vận chuyển hàng hoá từ nơi đi đến nơi nhận được diễn ra thuận lợi và không gặp lỗi.

Vai trò chính của Freight Forwarder là:

  • Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, Forwarder giúp xử lý thủ tục xuất nhập khẩu nhanh gọn. Người hiểu rõ các bước nào cần xử lý đối với những lô hàng xuất nhập khẩu giúp giao hàng đúng thời gian hợp đồng;
  • Forwarder có khả năng liên kết với mạng lưới nhà vận chuyển và hãng tàu tốt hơn chủ hàng. Qua đó, giúp họ đưa ra lựa chọn các phương án và hãng vận chuyển phù hợp nhất với yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu không có Forwarder, bạn sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian để làm điều tương tự;
  • Thông qua mối quan hệ rộng rãi trên, Forwarder có thể thương lượng và đạt được mức giá cạnh tranh nhất từ các hãng vận chuyển. Điều mà rất hiếm doanh nghiệp tự thực hiện dễ dàng và nhiều trường hợp bị đội giá cước phí nếu bạn “chân ướt, chân ráo”;
  • Tiết kiệm vô vàn chi phí cho các chủ hàng nhỏ lẻ. Forwarder vừa là trung gian vận chuyển, vừa hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu liên hệ trực tiếp với hãng tàu, bạn rất dễ bị “hét giá cao” với số lượng hàng ít. Forwarder sẽ chịu trách nhiệm đứng ra gom hàng lẻ để đóng vào chung 1 Container, giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí;
  • Hỗ trợ trong quá trình làm việc giữa chủ hàng và đơn vị vận chuyển quốc tế. Mục đích để quá trình giao nhận hàng hoá được diễn ra trơn tru theo đúng kế hoạch ban đầu.

Việc thuê Forwarder cũng tốn phí nhưng bù lại bạn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình. Hàng hoá được thông quan gọn lẹ và đúng giao kết hợp đồng.

Tiêu chí nào giúp lựa chọn FWD chuẩn?

Việc lựa chọn Forwarder phù hợp cũng là một điều đáng quan tâm ở cả nhà xuất nhập khẩu và công ty thương mại, sản xuất có nhu cầu vận chuyển hàng. Đầu tiên các bạn phải tìm kiếm những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Forwarder tiềm năng. Sau đó đánh giá các tiêu chí sau:

1. Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ

Loại hàng của bạn có phù hợp với kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của Forwarder mà bạn lựa chọn hay không. Ví dụ như bạn yêu cầu vận chuyển hàng đông lạnh sang phía châu Âu, vậy thì bạn phải xem xét Forwarder lựa chọn có kinh nghiệm về hàng đông lạnh ở tuyến châu Âu.

Tiêu chí kinh nghiệm và tuyến dịch vụ giúp lựa chọn Forwarder
Tiêu chí kinh nghiệm và tuyến dịch vụ giúp lựa chọn Forwarder

2. Dịch vụ phụ trợ và chi phí

Các loại dịch vụ kèm theo và chi phí mà bên giao nhận tính cho bạn cũng là một điều cần suy nghĩ. Tổng chi phí dịch vụ cho lô hàng của bạn vượt quá mức mà bạn có thể chấp nhận được thì không nên lựa chọn dù Forwarder ấy có tốt như thế nào.

3. Dịch vụ tư vấn

Doanh nghiệp Forwarder có sẵn sàng giải thích cho bạn về quy trình cung ứng dịch vụ hay không? Điều này sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn là người mới tìm hiểu và tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu.

4. Điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms)

Bạn cũng cần phải lưu tâm đến những điều khoản thương mại quốc tế phổ biến bao gồm: CIF, DDU, FOB, CNF,… để quá trình giao nhận hàng hoá, làm chứng từ hải quan được diễn ra trong thời gian ngắn nhất.

5. Những bên liên quan

Các tiêu chí đi kèm cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn Forwarder như là: cảng, kiểm dịch, hãng tàu (hàng không), hải quan, Depot/CFS,… Các loại chứng từ ngoại thương, vận tải: Packing List, Hợp đồng thương mại, L/C, vận đơn, Cargo Manifest, C/O.

Tổng hợp những loại hình dịch vụ của Freight Forwarder

Theo như thống kê, số lượng công ty cung cấp dịch vụ Forwarder xuất hiện ngày một đông đảo hơn. Xu hướng này bắt nguồn từ nhu cầu xuất nhập hàng hoá giữa Việt Nam và các nước khác ngày càng tăng mạnh.

Tổng hợp những loại hình dịch vụ Forwarder phổ biến
Tổng hợp những loại hình dịch vụ Forwarder phổ biến

Bên cạnh việc cung ứng dịch vụ vận chuyển, Forwarder ngày càng phát triển chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng. Chất lượng đảm bảo giúp chủ hàng tin tưởng và tiết kiệm nhiều công sức cũng như tiền bạc. Những loại hình dịch vụ chính của công ty Forwarder:

  • Dịch vụ thủ tục thông quan: Forwarder sẽ là người uỷ quyền của chủ hàng để hoàn thành tất cả loại thủ tục thông quan cũng như đóng thuế;
  • Dịch vụ lưu trữ và quản lý tồn kho: Cung cấp dịch vụ thuê kho để lưu trữ hàng và giúp quản lý hàng tồn kho cho doanh nghiệp khách hàng khi chưa thực hiện vận chuyển;
  • Dịch vụ quản lý hồ sơ và chứng từ: Chịu trách nhiệm xử lý tất cả các loại giấy tờ như: giấy phép xuất nhập hàng, chứng nhận xuất xứ hàng hoá và vận đơn,…;
  • Hỗ trợ & tư vấn thương mại quốc tế: Nghiệp vụ này rất phù hợp với những chủ hàng nhỏ và xuất nhập hàng hoá lần đầu tiên. Forwarder sẽ tư vấn về pháp luật, hợp đồng và cách thanh toán,…

Lời kết

Trên đây là tất cả thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi Freight Forwarder là gì và công việc của Forwarder là làm những gì? Không những vậy, chúng ta còn tìm hiểu tường tận về tầm quan trọng của Forwarder trong Logistics và tiêu chí đánh giá đơn vị cung ứng dịch vụ.

Nếu bạn vẫn chưa tìm được đơn vị Forwarder uy tín, chất lượng cao thì An Tín Logistic là sự lựa chọn hoàn hảo. Đội ngũ chuyên viên FWD có kinh nghiệm lâu năm của An Tín Logistic (thành lập từ 2007) sẽ giúp bạn giải quyết ổn thoả và tiết kiệm chi phí tối đa.

CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN VẬN AN TÍN – AN TÍN LOGISTICS

  • Địa chỉ: TT Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Việt Nam
  • Điện thoại: +84 220 3755 456
  • Email: info@antinlogistics.com
  • Website: antinlogistics.com

Tin tức liên quan

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

VNACCS là gì? Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

Phạm vi chứng nhận CCC

CCC là gì? Tìm hiểu quy trình xin dấu chứng nhận bắt buộc Trung Quốc

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376