FCA là gì? Thông tin chi tiết điều kiện giao hàng FCA Incoterms 2020

FCA là gì? Điều kiện giao hàng FCA Incoterms 2020 quy định những gì? đều là những vấn đề đáng chú ý trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Điều kiện này hết sức độc đáo trong tổng số 11 điều kiện Incoterms 2020 nên cần nắm kỹ và vận dụng chính xác.

Vì vậy, hôm nay An Tín Logistics sẽ giới thiệu đến các bạn bài viết về điều kiện thương mại độc đáo này. Thông tin chi tiết về điều kiện giao hàng FCA Incoterms 2020 đều được tổng hợp cụ thể nhất!

FCA là gì? Thông tin chi tiết điều kiện giao hàng FCA Incoterms 2020
FCA là gì? Thông tin chi tiết điều kiện giao hàng FCA Incoterms 2020

FCA là gì?

FCA là một trong 11 điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2020. FCA là viết tắt của từ Free Carrier, dịch nghĩa là giao cho người chuyển chở. Do đó, bên xuất khẩu sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển tại vị trí được chỉ định.

Điểm quy định có thể là nhà xe hay bến cảng thuộc đơn vị vận chuyển hàng hoá. FCA được ứng dụng rất nhiều trong thương mại quốc tế. Điều kiện này vô cùng phổ biến trong vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sắt hay kết hợp nhiều hình thức.

Nội dung của điều kiện FCA Incoterms 2020

Trong điều kiện FCA Incoterms 2020 quy định rất rõ bên bán có nghĩa vụ giao hàng đã được thông quan cho bên mua tại vị trí quy định. Bên mua sẽ chịu trách nhiệm tìm đơn vị vận chuyển để vận chuyển về kho.

Vì thế, địa điểm giao hàng có khả năng là cơ sở của người bán hay cang, sân bay và các kho ngoại quan,… Người bán thực hiện việc giao hàng, đồng thời bàn giao rủi ro lại cho người chuyên chở thứ nhất.

Trách nhiệm của người bán và người mua quy định trong điều kiện FCA

Trách nhiệm bên bán

  • Bên bán phải cung ứng hàng hoá, hoá đơn thương mại theo yêu cầu cũng như được quy định trong hợp đồng;
  • Bên bán hỗ trợ lấy chứng từ vận chuyển theo như yêu cầu và với chi phí bên mua;
  • Được phép chỉ định một đơn vị chịu trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện vận chuyển của bên mua;
  • Bên bán là bên có trách nhiệm chuẩn bị hàng hoá đầy đủ và chính xác như hợp đồng để xếp lên phương tiện vận chuyển (đóng gói và đo lường hàng hóa).
Trách nhiệm của bên bán và bên mua trong FCA
Trách nhiệm của bên bán và bên mua trong FCA

Trách nhiệm bên mua

  • Bên mua phải hoàn thành các thủ tục có liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá cũng như vận chuyển tình từ lúc bên bán giao hàng;
  • Gánh chịu rủi ro, hư hỏng hoặc thất thoát hàng hoá kể từ lúc giao hàng cho bên vận chuyển;
  • Tiến hành làm các thủ tục quá cảnh thiết yếu và chuẩn bị hàng cho để nhập khẩu;
  • Bên mua phải ký kết hợp đồng vận chuyển với đơn vị vận tải;
  • Nhận giao hàng tại địa điểm thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển từ trước.

Lý do nên chọn điều kiện giao hàng FCA Incoterms 2020?

Điều kiện FCA phù hợp với các hình thức vận tải hiện đại bằng Container theo điều chỉnh của Phòng thương mại quốc tế ICC (phạm vi Incoterms 2010). Khi bên bán và bên mua đạt thỏa thuận sử dụng điều kiện FCA, bên mua sẽ chịu trách nhiệm xếp và chất hàng lên phương tiện vận tải.

Phương tiện sẽ do bên bán cung cấp tại vị trí chuyển giao rủi ro. Đây có thể là tại một địa điểm thoả thuận nào đó trong phạm vi nội địa hoặc cơ sở của bên bán. Việc này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình bàn giao hàng hóa từ bên bán sang bên mua.

Nhìn chung, điều kiện FCA được đánh giá là linh hoạt và mang lại lợi ích cho cả bên mua và bên bán. Bên bán hàng thường có lợi thế trong hoạt động cung cấp các giấy phép liên quan để quá trình thông quan xuất khẩu suôn sẻ.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng bên bán rất có thể có mối quan hệ tốt với hải quan và phía hãng tàu khi áp dụng FCA Incoterms 2020. Lợi thế ở bên bán trong việc thông quan hàng hoá đã vô tình hạ thấp một ít các chi phí phát sinh cho lô hàng nhập khẩu về phía người mua.

Lý do nên chọn điều kiện giao hàng FCA Incoterms 2020?
Lý do nên chọn điều kiện giao hàng FCA Incoterms 2020?

Tổng hợp ưu và nhược điểm của điều kiện FCA Incoterms 2020

Sau đây, chúng ta sẽ cùng phân tích một ít về ưu và nhược điểm của điều kiện FCA Incoterms 2020 trong thương mại quốc tế. Việc phân tích sẽ dựa trên góc độ của người bán và người mua khi quyết định áp dụng điều kiện này:

Ưu điểm của FCA

  • Bên xuất khẩu có khả năng nâng giá bán của lô hàng lên vì phát sinh các chi phí trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình;
  • Bên mua sẽ tính được các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình vận chuyển cũng như bốc xếp hàng. Chi phí sẽ không bị phía bên bán đẩy lên mức quá cao so với thực tế;
  • Bên xuất khẩu sẽ chịu trách nhiệm thông quan hàng hoá nên bên mua không cần phải lo lắng về điều này.

Nhược điểm của FCA

  • Bên bán sẽ phải chịu thêm rủi ro khá nhiều;
  • Bên mua thực hiện đóng bảo hiểm cho lô hàng, đồng thời tiếp nhận rủi ro khi hàng đã thông quan thành công và bàn giao lại cho bên mua;
  • Bên mua phải cung cấp chính xác vị trí, địa điểm giao hàng thực tế cho bên bán. Không những vậy, bên mua phải thực hiện sắp xếp cho hoạt động vận chuyển lô hàng về kho.

Xem thêm:  Incoterm là gì? Nội dung và các điều khoản Incoterm 2020

Trách nhiệm giao hàng của bên bán chấm dứt khi nào?

Trách nhiệm giao hàng của bên bán được xem là chấm dứt tại những thời điểm cụ thể sau:

Vận chuyển lô hàng theo đường bộ

Trong điều kiện hàng hoá được xếp dỡ thực hiện tại địa điểm thuộc cơ sở của phía người bán. Thì khi hàng được xếp đủ lên phương tiện của bên mua thì nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán sẽ kết thúc.

Trách nhiệm giao hàng của người bán kết thúc trong vận chuyển đường bộ
Trách nhiệm giao hàng của người bán kết thúc trong vận chuyển đường bộ

Lô hàng vận chuyển theo tuyến đường sắt

Hàng hoá sau khi được xếp lên toa tàu hoả theo yêu cầu của bên mua, bên bán đồng thời phải có trách nhiệm xếp hàng từ Container lên trên tàu. Cho nên khi hàng hoá được tiếp nhận bởi phía bên quản lý thì bên bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình.

Trường hợp hàng không được lưu trữ trong các Container thì bên bán sẽ hết trách nhiệm lúc bên được uỷ quyền tiếp nhận hàng hoá.

Lô hàng vận chuyển thông qua đường biển

Trường hợp hàng hoá được đóng Full Container thì các Container sẽ được xếp dỡ và vận chuyển trực tiếp đến vị trí Terminal thuộc cảng đi. Khi đó, lúc hàng đã được chuyển vào bến cảng và được thông quan thì bên bán sẽ hết chịu trách nhiệm lô hàng.

Lô hàng vận chuyển bằng đường thuỷ nội địa

Khi hàng được chất đầy đủ lên tàu chở hàng tại vị trí chỉ định của bên mua tại bến cảng trong trường hợp vận chuyển bằng đường thuỷ nội địa. Trách nhiệm của bên bán sẽ đồng thời chấm dứt ngay khi hàng được xếp lên hết.

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng điều kiện FCA Incoterms 2020

  • FCA sử dụng được cho bất kỳ phương thức vận chuyển nào và áp dụng được ngay cả khi có sự tham gia của nhiều loại hình vận chuyển;
  • Hoạt động bán hàng theo FCA Incoterms 2020 có khả năng được kết luận chỉ đặt tên cho địa điểm giao hàng tại cơ sở của bên bán hay một nơi nào đó. Mà không chỉ định điểm giao hàng chính xác trong vị trí đã được đặt tên. Thế nhưng, các bên cũng nên xác định địa điểm giao hàng đã nêu rõ ràng nhất có thể;
  • Trường hợp điểm giao hàng không xác định được sẽ dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh cho bên mua. Bên bán được quyền chọn điểm thích hợp nhất cho mục đích của mình. Vì vậy, bên mua cần chọn địa điểm cụ thể và chính xác trong vị trí diễn ra giao hàng.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng điều kiện FCA Incoterms 2020
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng điều kiện FCA Incoterms 2020

Lời kết

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vấn đề FCA là gì và thông tin chi tiết về điều kiện giao hàng FCA Incoterms 2020 qua bài viết trên. An Tín Logistics mong rằng bạn đã hiểu rõ và nắm được cách vận dụng điều kiện độc đáo này trong thương mại quốc tế.

Nếu như các bạn vẫn còn vấn đề cần giải đáp thì đừng ngần ngại để lại ngay phía dưới phần bình luận. Nhân viên tư vấn sẽ trực tiếp liên hệ để giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất!

An Tín Logistics

Tin tức liên quan

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

VNACCS là gì? Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

Phạm vi chứng nhận CCC

CCC là gì? Tìm hiểu quy trình xin dấu chứng nhận bắt buộc Trung Quốc

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376