Đơn hàng đã được thông quan là gì? Quy trình các bước thông quan hàng hóa

Vấn đề “Đơn hàng đã được thông quan là gì?” “Bao lâu thì nhận được hàng?” là vấn đề chung của những bạn mới tìm hiểu về nghiệp vụ thông quan hàng hoá. Nhiều người thường loay hoay với việc thông quan dẫn đến việc thương mại gặp nhiều khó khăn.

Chính vì lý do trên, bài viết hôm nay của An Tín Logistics sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về chủ đề này. Đồng thời, các bước thông quan hàng hóa chuẩn quốc tế cũng được chia sẻ dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

Những thông tin về đơn hàng đã được thông quan
Những thông tin về đơn hàng đã được thông quan

Thông quan hàng hoá là làm gì?

Căn cứ dựa trên khoản 21 Điều 4 Luật Hải quan 2014 Số: 54/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014 định nghĩa như sau: “Thông quan là việc hoàn tất những thủ tục hải quan để hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu hay đặt dưới hệ thống quản lý nghiệp vụ hải quan khác.”

Hiểu một cách đơn giản, những công tác nộp hồ sơ, khai báo hàng hoá cho hải quan nhằm chứng thực, kiểm tra thì được gọi là thông quan hàng hoá. Hải quan sẽ cấp phép trong trường hợp đơn hàng không tồn đọng hay phát sinh bất kỳ vấn đề nào chưa hợp lý.

Tìm hiểu đơn hàng đã được thông quan là gì?

Hai điều kiện chính để xem xét cho việc đơn hàng đã được thông quan bao gồm:

  • Đơn hàng phải hoàn tất các thủ tục hải quan và được hải quan đồng ý cấp phép xuất nhập khẩu hàng hoá;
  • Trong trường hợp phải nộp thuế, các bên phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan nhà nước sở tại.

Đối với trường hợp gửi hàng theo dạng chuyển phát nhanh quà tặng (quà biếu). Đơn vị chịu trách nhiệm chuyển phát tự làm thủ tục hải quan xuất và nhập khẩu cho hàng hoá.

Theo Quyết định 78/2010/QĐ-TTG ban hành ngày 30/11/2010, những đơn hàng có giá trị thấp hơn 1.000.000 VNĐ sẽ không chịu thuế nhập khẩu và thuế “Giá trị gia tăng” nhập khẩu.

Vì sao phải thực hiện thông quan hàng hoá?

Hàng hoá khi muốn nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đều phải cần khai báo với chính quyền nước sở tại. Không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung đều kiểm tra hàng hoá trước khi vận chuyển vào nước.

Vì sao phải thực hiện thông quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu?
Vì sao phải thực hiện thông quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu?

Những đối tượng sau đây có trách nhiệm khai báo hải quan:

  • Chủ sở hữu hàng hoá;
  • Người vận hành phương tiện chuyển hàng;
  • Chủ hàng;
  • Người uỷ quyền của chủ hàng;
  • Đại lý làm thủ tục hải quan;
  • Chủ phương tiện được uỷ quyền khai báo với hải quan.

Thủ tục thông quan hoàn tất sẽ được cấp phép cho hàng hoá xuất nhập khẩu vào bên trong lãnh thổ Việt Nam. Người thực hiện thủ tục phải hoàn thành đầy đủ các bước, cung cấp chính xác hồ sơ cho bên hải quan.

Nếu chuẩn bị thiếu hoặc sai sót hồ sơ, giấy tờ thì bạn sẽ mất thêm nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, bạn phải lưu ý kỹ điều này và chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ cơ bản gồm các loại chứng từ:

  • Customs Declaration (Tờ khai hải quan), Commercial Invoice (Hoá đơn thương mại);
  • Packing List: Danh sách đóng gói và vận đơn hàng hoá;
  • Hợp đồng thương mại mà các bên đã đạt thỏa thuận và ký kết;
  • Giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu (trường hợp hàng hoá xuất nhập khẩu theo điều kiện), Catalog;
  • Công văn thông báo kết quả miễn kiểm tra hay kiểm tra chuyên ngành;
  • Các loại chứng từ khác.

Hướng dẫn các bước thông quan hàng hoá

Trong thực tế có rất nhiều phương pháp để phân chia các bước thực hiện thông quan. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện dịch vụ thông quan, chúng ta nhận thấy quy trình gồm các bước chính cụ thể như là:

1. Khai báo tờ khai hải quan

Khi đã tổng hợp đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu gồm: hợp đồng, hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển, phiếu đóng gói hàng hoá, thông báo hàng đến, chứng nhận xuất khẩu và mã HS code cho hàng hoá. Các bạn có thể điền thông tin vào tờ khai báo trên phần mềm hệ thống hải quan.

Thực hiện khai báo tờ khai hải quan cho việc thông quan hàng hoá
Thực hiện khai báo tờ khai hải quan cho việc thông quan hàng hoá

2. Mở tờ khai và xử lý hải quan

Sau bước chuẩn bị hồ sơ, chứng từ và khai báo thông tin trên tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ gửi kết quả phân luồng tờ khai cho bạn ngay lập tức. Việc tiếp theo của bạn là phải in tờ khai và tiến hành nộp hồ sơ nhập khẩu cho bộ phận hải quan để mở tờ khai.

Tuỳ vào luồng tờ khai khác nhau mà các bạn thực hiện mở tờ khai theo đúng các bước. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện tại có 3 luồng chính gồm:

Luồng xanh

Nếu hiển thị là luồng xanh trên hệ thống, bạn chỉ cần lấy tờ khai đi thanh lý là xong.

Luồng vàng

Trường hợp hiển thị luồng vàng, bộ hồ sơ khai báo của khách sẽ được nhân viên giao nhận nộp cho cơ quan hải quan. Mục đích để đăng ký làm thủ tục thông quan hàng hoá. Hải quan sẽ bắt đầu giám định và xác nhận bộ chứng từ của bạn có hợp lệ hay không.

Bộ chứng từ của bạn là không hợp lệ khi hải quan đăng ký trả lại và yêu cầu bổ sung thêm chứng từ hay các giấy tờ liên quan khác. Lúc đó, các bạn cần phải bổ sung và hoàn tất toàn bộ chứng từ để tạo tiền đề cho hải quan đăng ký thông quan hàng.

Hải quan đăng ký sẽ nhập thông tin của đơn hàng lên hệ thống và tiến hành cho thông quan khi không phát sinh bất kỳ thiếu sót hay nghi vấn nào. Nếu vẫn còn thuộc diện nghi vấn, hồ sơ của bạn sẽ được phân sang luồng đỏ và chuyển sang bộ phận kiểm hoá nếu vẫn còn nghi vấn.

Phân luồng tờ khai khi mở tờ khai và xử lý hải quan
Phân luồng tờ khai khi mở tờ khai và xử lý hải quan

Luồng đỏ

Trong trường hợp kết quả hiển thị là luồng đỏ hoặc được xét như đã đề cập ở trên, nhân viên giao nhận sẽ tiến hành kiểm tra ngay trên hệ thống điện tử của hải quan. Nhằm nắm bắt được tên cán bộ kiểm hoá, số điện thoại liên lạc và những thông tin khác,…

Lúc này, nhân viên giao nhập sẽ phối hợp với cán bộ kiểm hoá để bắt đầu kiểm hoá hồ sơ của bạn. Trường hợp không xuất hiện bất kỳ sai sót cũng như nghi vấn nào, cán bộ kiểm hoá sẽ nhập thông tin tờ khai vào hệ thống và thực hiện việc thông quan đơn hàng.

Mặt khác, nếu đơn hàng không chính xác với thông tin đã khai, cán bộ hải quan sẽ trình lên lãnh đạo để xin ý kiến giải quyết. Phương án xử lý còn tuỳ thuộc vào từng lô hàng cụ thể khác nhau để hợp lý nhất.

3. Thông quan hàng hoá sau khi hoàn tất kiểm tra

Sau khi đã kiểm tra hồ sơ và không nhận thấy bất kỳ sai sót nào, cán bộ hải quan sẽ đồng ý thông quan tờ khai. Khi đó, các bạn có thể thực hiện đóng thuế xuất nhập khẩu cho tờ khai hải quan để được thông quan hàng hóa qua cảng.

4. Nhận hàng và vận chuyển về kho lưu trữ

Nhận hàng và vận chuyển về kho lưu trữ
Nhận hàng và vận chuyển về kho lưu trữ

Các bạn thanh lý tờ khai và hoàn tất thủ tục liên quan khác để tiến hành nhận hàng và vận chuyển về kho của mình. Đa số các hệ thống hải quan hiện nay đều đã áp dụng hình thức thanh lý điện tử.

Qua đó, thời gian hoàn tất quy trình được rút ngắn và gọn nhẹ hơn so với cách truyền thống rất nhiều.

Chi phí thông quan hàng hóa gồm những loại nào?

Chi phí thông quan gồm hai phần quan trọng chính là: thuế nhập khẩu và phí – lệ phí.

Thuế nhập khẩu

Người làm xuất nhập khẩu phải nộp thêm thuế tùy thuộc vào từng loại hàng hoá khác nhau. Một số loại thuế phổ biến phải kể đến như:

  • Thuế xuất/nhập khẩu;
  • Thuế tự vệ;
  • Thuế bảo vệ môi trường;
  • Thuế GTGT (giá trị gia tăng) đối với nhập khẩu;
  • Thuế chống bán phá giá;

Phí & lệ phí

Các bên thứ ba (không phải nhà nhập khẩu cũng không phải nhà nước) chịu trách nhiệm thu các chi phí liên quan đến việc thông quan hàng hoá. Phí bao gồm các khoản phí liên quan đến dịch vụ khai hộ hải quan, thuê kho, lưu kho hàng hoá và phí sử dụng phương tiện kiểm hoá.

Phí thông quan hàng hoá không liên quan đến cơ quan nhà nước nếu nhà nhập khẩu uỷ quyền cho người khác hay đại lý hải quan thực hiện thông quan. Phí thông quan hàng hoá không có con số nhất định, chúng phụ thuộc vào thoả thuận giữa người được uỷ quyền và người uỷ quyền.

Những điều cần lưu ý khi thông quan hàng hoá

Những điều cần lưu ý khi thông quan hàng hoá
Những điều cần lưu ý khi thông quan hàng hoá
  • Bạn phải xác định chính xác mã HS code cho hàng hoá trước lúc nhập khẩu;
  • Lô hàng chỉ được phép thông quan khi hoàn tất nghĩa vụ thuế;
  • Chú ý đến các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện hoặc cấm nhập khẩu;
  • Nên yêu cầu bên bán cung cấp chứng nhận nguồn gốc để hưởng thuế ưu đãi đặc biệt đối với hàng hoá được nhập từ nơi có ký hiệp định.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn trả lời “Đơn hàng đã được thông quan là gì? cũng như tìm hiểu các bước thông quan hàng hóa chuẩn nhất. An Tín Logistics mong rằng với những thông tin trên bài viết, bạn đã nắm và hiểu rõ được bước quan trọng này trong xuất nhập khẩu.

Tin tức liên quan

An Phát Holdings hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm

TEAM BUILDING AN TÍN LOGISTICS 2024: ĐOÀN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376