DDP là gì? Tìm hiểu từ A – Z về điều kiện DDP trong Incoterms 2020

DDP là gì? Điều kiện giao hàng DDP có vai trò như thế nào trong xuất nhập khẩu? Điều kiện giao hàng DDP đóng vai trò quan trọng và được quy định trong Incoterms 2020. Hiểu và nắm rõ nghĩa vụ của mỗi bên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Để giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về điều kiện DDP, An Tín Logistics sẽ giới thiệu toàn bộ thông tin về điều kiện này. Những kinh nghiệm sử dụng DDP Incoterms 2020 cũng được tổng hợp trong bài viết đấy nhé!

DDP là gì?
DDP là gì?

Thuật ngữ DDP là gì trong xuất nhập khẩu?

Điều kiện DDP viết tắt của Delivered Duty Paid mang nghĩa là giao hàng đã nộp thuế tới vị trí quy định. Điều khoản quy định bên bán phải thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển, đồng thời chịu tất cả rủi ro cho đến lúc hàng được giao cho bên mua.

Bên bán còn phải chịu trách nhiệm thanh toán hết toàn bộ các loại thuế phát sinh như: thuế nhập khẩu (trước khi giao hàng cho bên mua). Bên mua phải chịu chi phí bốc dỡ hàng hóa khi hàng hóa được vận chuyển đến nơi mà hai bên đã thoả thuận ký kết trong hợp đồng.

Giá DDP là gì? Cách tính giá DDP như thế nào?

Giá DDP hay DDP Price là tổng các loại chi phí mà các bên đã tiến hành thỏa thuận trên hợp đồng. Mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí tương đương theo như điều khoản sau đây:

  • Bên mua sẽ thanh toán các chi phí gồm: tiền hàng, các loại chi phí liên quan đến lô hàng khi đã nhận hàng, chi phí bốc dỡ hàng (trường hợp không quy định người bán chi trả) từ lúc ký nhận hàng hoá tại điểm đã thoả thuận từ trước;
  • Bên bán chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí liên quan đến thủ tục xuất và nhập khẩu, phí cung cấp chứng từ cho bên mua, phí kiểm tra hàng hoá cũng như thuê hãng vận chuyển,… cho đến lúc hàng hoá được giao cho bên mua tại điểm nhận hàng.

Quy định trách nhiệm của người bán và người mua trong điều kiện DDP

Trong điều kiện DDP Incoterms 2020 quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán và người mua như sau:

Trách nhiệm của người bán và người mua trong DDP Incoterms 2020
Trách nhiệm của người bán và người mua trong DDP Incoterms 2020

Trách nhiệm người bán

  • Chuẩn bị đầy đủ hàng hoá vận chuyển cùng các chứng từ liên quan;
  • Thuê tàu chuyên chở và chi trả cước phí vận chuyển hàng;
  • Chịu tất cả chi phí và rủi ro hàng hoá trước lúc hàng được bàn giao cho bên mua;
  • Tiến hành thực hiện thông quan xuất nhập khẩu (cung ứng giấy phép xuất nhập khẩu, chi trả toàn bộ các chi phí cũng như thuế nhập khẩu hàng hoá);
  • Vận chuyển hàng hoá đến vị trí giao hàng theo như quy định trên hợp đồng mua bán;
  • Cung cấp các chứng từ liên quan đến lô hàng để bên mua nhận được hàng tại địa điểm đã thoả thuận giữa các bên.

Trách nhiệm người mua

  • Tiến hành trả tiền hàng đúng như hợp đồng ký kết sau khi nhận hàng từ bên mua;
  • Hàng khi được giao đến địa điểm chỉ định, bên mua phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về rủi ro và chi phí liên quan đến lô hàng.

Sau khi tìm hiểu trách nhiệm của các bên trong DDP Incoterms 2020, chúng ta có thể nhận thấy điều kiện không thuận lợi cho bên bán. Bên bán phải thực hiện nhiều nghĩa vụ và chịu chi phí tối đa. Mặt khác bên mua chịu trách nhiệm và chi phí ở mức tối thiểu.

Hướng dẫn cách sử dụng điều kiện giao hàng DDP Incoterms 2020

Những nội dung và cách sử dụng điều kiện giao hàng DDP Incoterms 2020 được An Tín Logistics tổng hợp lại bao gồm:

Phương thức vận tải

Điều kiện giao hàng DDP áp dụng được cho toàn bộ hình thức vận tải và có thể ứng dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia vận chuyển hàng hoá.

Chuyển giao rủi ro và hàng hoá (DDP – Delivered Duty Paid)

Giao hàng đã thông quan nhập khẩu được hiểu là bên bán giao hàng khi hoàn thành thủ tục thông quan nhập khẩu cho lô hàng. Bên bán xếp hàng như yêu cầu của bên mua lên phương tiện vận tải và chuẩn bị sẵn sàng để bốc dỡ tại điểm đến chỉ định. Bên bán sẽ chịu mọi chi phí và rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng.

Chuyển giao rủi ro và hàng hoá trong DDP Incoterms 2020
Chuyển giao rủi ro và hàng hoá trong DDP Incoterms 2020

Các bên liên quan tốt nhất nên quy định rõ ràng về điểm hẹn giao hàng. Vì trước tiên, rủi ro về hư hỏng hay thất thoát hàng sẽ chuyển giao cho bên mua tại điểm bàn giao. Tiếp theo, bên bán chịu mọi chi phí khi chuyển hàng đến vị trí giao hàng (gồm cả phí thông quan nhập khẩu). Đây cũng tương ứng với điểm chuyển giao rủi ro và chi phí từ bên bán sang bên mua.

Sau cùng, điểm giao hàng là nơi bên bán phải thực hiện ký kết hợp đồng vận tải để giao hàng đến nơi. Người bán sẽ gánh chịu mọi trách nhiệm về các vấn đề phát sinh cũng như tổn thất hàng hoá trước khi hàng đến điểm chỉ định.

Lưu ý cho bên xuất khẩu

Bên xuất khẩu hàng sẽ chịu trách nhiệm cao nhất khi áp dụng điều kiện DDP trong thương mại quốc tế. Họ không phải chỉ có nhiệm vụ vận chuyển hàng đến điểm giao hàng đã hẹn, mà còn phải nộp thuế nhập khẩu (hay thuế VAT) cũng như bất kỳ loại thuế phải nộp khác.

Ngoài ra, bên xuất khẩu phải thực hiện thông quan cho lô hàng. Bên bán nên lưu ý nộp đầy đủ các loại thuế yêu cầu khi làm thủ tục nhập khẩu (trừ phi các bên thỏa thuận theo quy định khác).

Chi phí dỡ hàng tại điểm bàn giao hàng hóa

Bên bán sẽ phải chi trả chi phí dỡ hàng nếu trong hợp đồng vận chuyển (người bán đã ký) có bao gồm chi phí dỡ hàng tại điểm đến theo quy định. Trừ trường hợp hai bên đã đạt được thoả thuận từ trước liên quan đến việc bên bán được hoàn trả khoản phí này.

Nghĩa vụ thông quan xuất/nhập khẩu theo các bên

Bên bán phải chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu (nếu cần) như các bạn đã tìm hiểu ở trên. Đồng thời, bên bán cũng phải thông quan nhập khẩu và chi trả bất kể khoản phí và các loại thuế nhập khẩu để hoàn thành thủ tục hải quan tại quốc gia nhập khẩu.

Nghĩa vụ thông quan xuất/nhập khẩu theo các bên
Nghĩa vụ thông quan xuất/nhập khẩu theo các bên

So sánh điểm khác biệt giữa DDP và DAP Incoterms 2020

Trong điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2020, DDP rất dễ bị nhầm lẫn với điều kiện DAP. Do đó, các bạn hãy tham khảo điểm giống nhau và khác nhau của DDP và DAP như bảng sau:

DAP Incoterms 2020 DDP Incoterms 2020
Giống nhau ●       Bên bán giao hàng tại quốc gia của bên nhập khẩu, điểm bàn giao ghi rõ như theo thoả thuận trong hợp đồng;

●       Bên bán thực hiện thủ tục xuất khẩu, hoàn thành tất cả nhiệm vụ, rủi ro và chi phí đến khí hàng được bàn giao cho bên mua tại điểm chỉ định. Tiến hành bốc dỡ hàng hoá nếu có quy định trên hợp đồng;

●       Bên mua phải thực hiện

Định nghĩa Phương thức giao hàng tại điểm đến và rủi ro hàng hóa do bên bán chịu trong quá trình giao hàng. Bên bán không phải chịu trách nhiệm bốc dỡ hay thông quan hàng hoá nhập khẩu. Vì vậy, điều kiện thường được sử dụng cho các giao dịch nội địa Phương thức giao hàng đã hoàn tất nộp thuế. Bên mua có nghĩa vụ về thủ tục hải quan nhập khẩu cùng với hàng hoá
Thủ tục nhập khẩu Bên mua chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục nhập khẩu Bên bán phải thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hoá

Những câu hỏi về điều kiện DDP Incoterms 2020

Xem thêm:  Incoterm là gì? Nội dung và các điều khoản Incoterm 2020

Bên mua nên lựa chọn DDP Incoterms 2020 khi nào?

Bên mua nên lựa chọn điều kiện giao hàng DDP khi người bán có khả năng hoàn thành tốt những thủ tục thông quan nhập khẩu cho hàng hoá.

Sử dụng điều kiện DDP cần lưu ý những gì?

Điều kiện giao hàng DDP cũng giống như các loại điều kiện khác trong Incoterms 2020. Tức là nơi giao hàng theo chỉ định là nơi chuyển giao rủi ro từ bên bán sang bên mua.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng điều kiện giao hàng DDP Incoterms 2020
Những điều cần lưu ý khi sử dụng điều kiện giao hàng DDP Incoterms 2020

Vì vậy, các bên nên thỏa thuận và ghi rõ chính xác nhất địa điểm hoặc cảng đến trong điều khoản giao hàng. Như vậy, các bên sẽ tránh được những tranh chấp không đáng có về điểm giao hàng cuối.

Lời kết

Như vậy là các bạn đã cùng An Tín Logistics tìm hiểu tất tần tật về “DDP là gì?” qua bài viết trên rồi. Chúng tôi hi vọng bạn đã biết nghĩa vụ của các bên và cách sử dụng điều kiện DDP Incoterms 2020 một cách hiệu quả.

Nếu quý độc giả vẫn còn điều thắc mắc về điều kiện này, xin hãy để lại bình luận ngay phía bên dưới. Nhân viên sẽ trực tiếp liên hệ và tư vấn tận tình cho các bạn.

Tin tức liên quan

An Phát Holdings ủng hộ 1,5 tỷ đồng hỗ trợ người dân Hải Dương, Yên Bái khắc phục hậu quả bão số 3

An Phát Holdings hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm

TEAM BUILDING AN TÍN LOGISTICS 2024: ĐOÀN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376