CPT là gì? Hướng dẫn sử dụng điều kiện CPT Incoterms 2020 chi tiết

CPT là gì? Một trong những điều kiện thương mại thuộc Incoterms 2020 rất phổ biến trong xuất nhập khẩu. Nếu nắm rõ và sử dụng hiệu quả điều kiện này, người làm xuất nhập khẩu sẽ giải quyết công việc tốt hơn.

Cho nên, hôm nay An Tín Logistics sẽ giúp bạn tìm hiểu về điều kiện CPT thông qua bài viết dưới đây. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tất tần tật về điều kiện này nhé!

CPT là gì?
CPT là gì?

CPT là gì?

CPT là từ viết tắt của cụm tiếng Anh Carriage Paid To được dịch nghĩa là Cước phí trả tới. Thuật ngữ này quy định cụ thể những chi phí, nghĩa vụ và rủi ro của các bên liên quan đến hoạt động thương mại.

Chúng là một bộ các quy tắc, điều kiện thuộc Incoterms 2020 ban hành bởi Phòng Thương mại quốc tế – ICC – International Chamber Of Commerce. Theo như điều kiện CPT, cước phí trả tới có thể hiểu là bên bán chuyển hàng cho bên vận chuyển hay người được uỷ quyền.

Địa điểm được thoả thuận giữa hai bên, đồng ý ký kết thì bên bán chi trả chi phí vận chuyển cần thiết. Điều kiện được áp dụng trên tất cả phương thức vận chuyển cũng như nhiều phương tiện tham gia trong việc chuyên chở.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán và người mua trong điều kiện CPT

Nghĩa vụ của các bên liên quan được quy định rất rõ ràng trong điều kiện CPT Incoterms 2020. Bên bán và bên mua phải có trách nhiệm thực hiện đúng theo quy định như sau:

Nghĩa vụ người bán

  • Cung ứng các loại chứng từ như là hoá đơn thương mại theo yêu cầu hợp đồng;
  • Trách nhiệm vận chuyển hàng an toàn đến địa điểm và thời gian đúng như thỏa thuận thuộc về bên vận chuyển đầu tiên;
  • Tiến hành thuê và ký kết hợp đồng vận chuyển nhằm đưa hàng đến cảng theo hành trình thường lệ và tối ưu nhất;
  • Bên bán phải đóng gói hàng hoá đúng quy tắc để hàng hoá được đảm bảo an toàn trong suốt hành trình;
  • Hoàn thành các thủ tục xuất khẩu hàng và đưa ra tài liệu, thông tin hỗ trợ bên mua hoàn tất thủ tục nhập khẩu;
  • Phải thông báo cho bên mua khi bắt đầu giao hàng cho bên vận chuyển và phải có bằng chứng chứng minh đã giao hàng đầy đủ và an toàn.
Trách nhiệm của người bán và người mua trong điều kiện CPT
Trách nhiệm của người bán và người mua trong điều kiện CPT

Nghĩa vụ người mua

  • Bên mua sẽ chịu về mọi tổn thất và rủi ro phát sinh khi hàng được bàn giao cho bên vận tải đầu tiên;
  • Xử lý thủ tục hồ sơ, chứng từ có liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng;
  • Thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu;
  • Báo đến bên bán và chốt địa điểm cũng như thời gian giao hàng tại cảng đích;
  • Không có trách nhiệm phải ký kết hợp đồng với bên bảo hiểm hay vận chuyển.

Ví dụ về điều kiện CPT

Để giúp các bạn dễ hình dung hơn, ví dụ về điều kiện CPT sẽ thể hiện rõ những quy định của các bên khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá. Các bạn có thể tìm ví dụ trên nhiều tài liệu khác nhau, chúng ta cùng đến với một ví dụ đơn giản:

Bên Việt Nam tiến hành xuất khẩu gạo sang Hoa Kỳ thì bên bán sẽ là Việt Nam và ngược lại. Việt Nam sẽ có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm như: đưa ra hoá đơn thương mại buôn bán gạo, thuê đơn vị vận chuyển gạo đến điểm thoả thuận, đóng gói gạo theo đúng quy chuẩn và tiến hành làm thủ tục xuất khẩu. Sau đó, thông báo cho bên mua khi đã giao đầy đủ số gạo như thoả thuận lên phương tiện vận tải và cung cấp hình ảnh chứng minh.

Hướng dẫn cách sử dụng CPT Incoterms 2020 hiệu quả

CPT Incoterms 2020 được ứng dụng rất nhiều trong các lô hàng Ro-Ro và vận chuyển hàng không. Trường hợp có nhiều hình thức vận tải, rủi ro sẽ được bàn giao khi hàng được chuyển đầy đủ cho bên vận tải đầu tiên.

Hướng dẫn cách sử dụng CPT Incoterms 2020 hiệu quả
Hướng dẫn cách sử dụng CPT Incoterms 2020 hiệu quả

Toàn bộ những điều kiện nhóm C có cả CPT, bên bán phải có nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tải quốc tế. Bên mua sẽ được chỉ định địa điểm chuyển giao rủi ro cũng như trách nhiệm. Nhà xuất khẩu ít kinh nghiệm hay bên mua có thể thích lựa chọn điều kiện ở nhóm F.

Thế nhưng những nhà xuất khẩu nhiều kinh nghiệm lại ưa thích điều kiện giao hàng nhóm C. Bạn được phép giao dịch trực tiếp với bên vận chuyển. Các loại vận đơn, tài liệu cùng tất cả thông tin yêu cầu của L/C đều được cung cấp từ một điểm duy nhất.

Bên cạnh đó, bạn sẽ có nhiều quyền lực đàm phán hơn khi sử dụng thuật ngữ nhóm C. Đặc biệt là lúc số lượng hàng hoá vận chuyển nhiều. Lúc đó, chi phí vận chuyển có thể thuyên giảm vì tính quy mô trong kinh tế. Mọi phương thức vận chuyển đều áp dụng được.

So sánh điều kiện CPT và CIP

Để so sánh giữa hai điều kiện CPT và CIP, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu một ít điều kiện CIP là gì. Cả 2 điều kiện giao hàng đều thuộc Incoterms 2020, song cũng có một vài điểm giống nhau.

CIP là gì?

CIP là điều kiện giao hàng viết tắt từ Carriage and Insurance Paid To, dịch nghĩa là “Cước phí và bảo hiểm trả tới. Nó cũng quy định nghĩa vụ giữa bên mua và bên bán, tuy nhiên bên bán phải chịu thêm cước phí bảo hiểm.

Điểm giống nhau

  • Ứng dụng ở mọi phương thức vận chuyển hiện tại;
  • Người bán sẽ chịu toàn bộ rủi ro và chi phí để nhận giấy phép và thông quan xuất khẩu cho hàng. Thêm nữa, phải hỗ trợ cho người mua nhận các loại chứng từ xuất khẩu để làm nhập khẩu và quá cảnh;
  • Hợp đồng vận tải bên bán chịu trách nhiệm;
  • Bên không có bất kỳ trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm;
  • Bên vận tải đầu tiên tại nơi cảng cuối sẽ quy định việc giao nhận hàng.
So sánh điều kiện CPT và CIP trong xuất nhập khẩu
So sánh điều kiện CPT và CIP trong xuất nhập khẩu

Điểm khác nhau

Điểm khác nhau giữa hai điều kiện chỉ liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, cụ thể:

  • Trong CPT, bên bán không cần phải mua bảo hiểm hàng hoá;
  • Trong CIP, nghĩa vụ mua bảo hiểm thuộc về bên bán với mức bảo hiểm ít nhất là 110% giá trị của hàng hóa trong hợp đồng.

Xem thêm: Incoterm là gì? Nội dung và các điều khoản Incoterm 2020

Những điều cần lưu ý khi sử dụng điều kiện CPT Incoterms 2020

Để sử dụng CPT Incoterms 2020 hiệu quả, các bạn cần phải lưu ý 2 điểm chính sau:

  • Nơi hàng hoá được giao cho bên vận chuyển đầu tiên là nơi chuyển giao rủi ro hàng hoá giữa các bên;
  • Địa điểm đích đến của hàng hoá là nơi mà bên bán thoả thuận và ký hợp đồng vận chuyển.

Các bên khi đạt thỏa thuận sử dụng điều kiện giao hàng CPT Incoterms 2020 và đi đến ký kết hợp đồng thì phải viết là CPT + vị trí của cảng đích. Tuy vậy, các bên cần lưu ý đề cập rõ ràng, chi tiết địa điểm cảng đích trong hợp đồng để tránh việc xảy ra tranh chấp.

Lưu ý khi sử dụng CPT Incoterms 2020
Lưu ý khi sử dụng CPT Incoterms 2020

Một số câu hỏi thường gặp về điều kiện CPT Incoterms 2020

Cách tính giá CPT như thế nào?

Nếu muốn tính giá CPT, các bạn hãy áp dụng công thức: CPT = CFR + F – Cước phí vận tải từ cảng dỡ hàng đến địa điểm nhận hàng quy định bởi bên bán. Điểm nổi bật nhất là giá CFR giống hệt như CPT. Thêm vào đó cước phí vận chuyển từ điểm dỡ hàng đến nơi nhận hàng.

Điểm khác biệt giữa CPT và CFR?

  • CPT, áp dụng cho mọi hình thức vận chuyển bao gồm vận tải đa phương tiện. Bên bán sẽ hết trách nhiệm khi bàn giao hàng hóa cho bên vận chuyển đầu tiên;
  • CFR, chủ yếu sử dụng trong vận tải đường biển và thuỷ nội địa. Bên bán sẽ hết trách nhiệm của mình khi hàng được xếp lên tàu.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin chi tiết về “CPT là gì? cũng như cách áp dụng điều kiện Incoterms 2020 này hiệu quả. Nếu các bạn vẫn chưa hiểu được điều kiện giao hàng CPT, chia sẻ ngay dưới phần bình luận để được giải đáp nhé!

An Tín Logistics

Tin tức liên quan

An Phát Holdings ủng hộ 1,5 tỷ đồng hỗ trợ người dân Hải Dương, Yên Bái khắc phục hậu quả bão số 3

An Phát Holdings hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm

TEAM BUILDING AN TÍN LOGISTICS 2024: ĐOÀN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376