Container là gì? Tìm hiểu các loại Container và kích thước chi tiết
Các loại Container đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu toàn cầu. Những Container phục vụ thương mại quốc tế phải có kích thước tiêu chuẩn để tiện lợi cho việc bốc dỡ và vận chuyển.
Ngày hôm nay, An Tín Logistics sẽ giới thiệu đến bạn đọc các loại Container phổ biến nhất và kích thước Container tiêu chuẩn để giúp bạn hiểu hơn về các loại Container.
Xem nhanh
Container là gì?
Thuật ngữ Container có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là những bạn làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics. Container là một chiếc hộp hình chữ nhật được làm bằng thép.
Chúng được dùng để vận chuyển nhiều loại hàng hoá khác nhau. Container được phân ra thành 2 loại chính bao gồm: Container vận chuyển theo đường hàng không và Container vận chuyển cho đường biển.
Vai trò của Container là gì trong Logistics?
Vai trò của Container sẽ được phân chia theo môi trường mà chúng được sử dụng. Theo đó, chúng ta có hai vai trò chính của Container bao gồm:
Trong đời sống thường nhật
- Lưu giữ hàng hoá;
- Làm văn phòng hoặc nhà ở, nhà trọ,…
- Thiết kế thành các quán (nhà hàng, café,…), khu du lịch hay công trình kiến trúc,…
- Cho thuê lại Container theo nhu cầu của khách hàng.
Trong vận tải và thương mại công nghiệp trên toàn cầu
- Chi phí xếp dỡ Container sẽ tác động đến giá cả của hàng hoá;
- Vì Container được xếp hàng và niêm phong tại nhà máy, cho nên thiệt hại từ hành vi trộm cắp giảm thiểu ở mức tối đa;
- Hoạt động lưu trữ được giảm chi phí một cách đáng kể cho việc bảo hiểm hàng hóa khi vận chuyển;
- Công nhân cũng xếp dỡ được nhiều hàng hoá hơn;
- Tàu chở có khả năng đóng được nhiều kiện hàng hơn và hiệu quả hơn khi thời gian neo đậu ở cảng bị rút ngắn;
- Việc phân phối hàng hóa bằng xe tải và tàu hoả trở nên tiện lợi hơn;
- Đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại hoá toàn cầu.
Tổng hợp các loại Container phổ biến trong xuất nhập khẩu
Dưới đây An Tín Logistics sẽ chia sẻ đến bạn đọc những loại Container tiêu chuẩn phổ biến trong Logistics hiện nay:
1. Container khô – Container bách hóa
Container bách hóa hay còn gọi là Container khô thường có vỏ sản xuất bằng vật liệu thép. Mặt sàn bằng gỗ có khả năng chịu lực tốt. Do đó, chúng phù hợp cho việc vận chuyển hàng hoá trong thời gian dài vẫn đảm bảo an toàn với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
2. Container hàng rời/ Container mở nắp
Loại Container này cho phép xếp hàng rời và khô như: ngũ cốc, quặng hay xi măng,… bằng việc xếp từ trên xuống qua một miệng xếp hàng (Loading Hatch). Container có thể dỡ hàng ở bên cạnh hay dưới đáy.
Chúng cũng thường sử dụng để chuyên chở máy móc, thiết bị hay những sản phẩm có yêu cầu phức tạp trong quá trình vận chuyển.
3. Container lạnh
Đúng theo như tên gọi, loại Container này chuyên dụng để vận chuyển hàng hoá dễ bị hư hỏng do nhiệt độ. Đồng thời, hàng có yêu cầu phải bảo quản trong môi trường có nhiệt độ ổn định.
Chúng ta có thể điều chỉnh nhiệt độ từ -30 độ C đến 30 độ C cho Container lạnh tuỳ vào mặt hàng. Mái và vách của chúng thường được phủ một lớp cách nhiệt để đảm bảo duy trì nhiệt độ bên trong.
Sàn dạng cấu trúc chữ T làm bằng nhôm giúp không khí lưu thông dọc theo sàn đến các khoảng không trong Container.
4. Container bồn chứa – ISO Tank
Thiết kế của loại Container này gồm một bồn chứa được bao bọc trong khung Container theo tiêu chuẩn. Điều này sẽ giúp mặt hàng chất khí, chất lỏng được an toàn trong bồn chứa khối cầu hay khối trụ tròn.
5. Container mặt bằng (Platform Container)
Loại Container này thiết kế theo kiểu không vách và không mái, chúng chỉ có sàn làm một mặt bằng vững vàng. Loại này chuyên dùng để vận chuyển các mặt hàng khối lượng nặng như sắt thép hay máy móc, thiết bị,…
Trong Container mặt bằng có kiểu vách hai đầu tức mặt trước và mặt sau, vách này có thể gập xuống hay cố định hay có thể tháo rời.
6. Named Cargo Containers – Container chuyên dụng
Container sở hữu thiết kế đặc trưng để vận chuyển một mặt hàng nhất định như súc vật, gia cầm sống hay ô tô,…
- Container chở súc vật (hoặc gia cầm), có thiết kế đặc biệt để chở gia súc, gia cầm. Vách mặt trước hoặc vách dọc có gắn cửa lưới nhỏ giúp thông hơi. Phần bên dưới của vách dọc bố trí lỗ thoát chất bẩn khi dọn vệ sinh Container;
- Container vận chuyển ô tô, kết cầu gồm bộ khung liên kết với mặt sàn, không cần kết hợp mái che bọc với vách. Chức năng chuyên chở ô tô và có thể xếp thành nhiều tầng tuỳ vào chiều cao của xe.
Kích thước Container tiêu chuẩn trong Logistics
Kích thước của Container phải đúng tiêu chuẩn để phục vụ thương mại trên phạm vi toàn cầu. Ký hiệu về kích thước của Container áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E). Những Container đều có chiều rộng 2.438m (8ft) theo chuẩn ISO. Bên cạnh đó:
- Về phần chiều cao, Container hiện nay gồm 2 loại: cao và thường. Loại thường sẽ cao 8ft 6 inch (8’6”) trong khi loại cao lên đến 9ft 6 inch (9’6”). Cách gọi của hai loại này tùy thuộc vào tập quán;
- Về phần chiều dài, tiêu chuẩn hiện nay là Container 40’. Những loại Container ngắn hơn có chiều dài được tính toán làm sao để xếp dưới Container 40’. Việc sắp xếp phải đảm bảo khe hở bằng 3 inch ngay giữa.
Ý nghĩa của các ký hiệu trên Container theo chuẩn quốc tế
Trên các loại Container được in hoặc dán nhiều ký hiệu khác nhau và rất dễ bị nhầm lẫn. Do đó, chúng ta sẽ phân tích từng loại ký hiệu để nhận biết dễ dàng các loại hình Container, thông số, kích thước và trọng lượng của Container,…
Ký hiệu phân biệt
Dry Container – DC
Đây là loại Container khô (loại cơ bản nhất) được viết tắt là 20’DC hay 40’DC. Loại Container này thường được sử dụng để đóng gói hàng khô, khối lượng nặng và thể tích nhỏ như là: bột, sắt, gạo, xi măng và thép,…
High Cube – HC
Loại này chuyên dùng đóng hàng khối lượng và kích cỡ lớn. Điều này giúp chúng rất thích hợp để làm nhà ở và văn phòng Container.
Reefer – RE
Container có thiết kế chuyên dụng cho xe đông lạnh, kho lạnh. Loại Container lạnh gồm có 2 loại là: sắt và nhôm. Mặt trong của Container được làm bằng chất liệu Inox giúp chịu lạnh tốt. Chi phí lưu kho của loại Container này tương đối tốn kém.
Hi – Cube Reefer (HR)
Loại Container lạnh này có chiều cao lớn, thường dùng để vận chuyển hàng hoá có sức chứa lớn.
Open top – OT
Loại Container có thể mở nóc, nên có thể đóng và rút hàng thông qua nóc. Nóc Container sẽ được phủ một tấm bạt để che mưa. Open Top dùng để vận chuyển thiết bị, máy móc.
Flat Rack – FR
Container này không mái, không vách và chỉ có sàn, thường dùng để chuyên chở các loại hàng nặng. Container này có vách ở hai đầu trước và sau, có thể cố định một chỗ, tháo rời hay gập xuống.
Seal Container – Kẹp chì
Đây là khoá niêm phong Container dùng để niêm phong trước lúc xuất hàng để đảm bảo hàng hóa đủ số lượng bên trong Container và giảm thiểu việc chất lượng bị ảnh hưởng.
Kẹp chì này thường gồm dãy Serial 6 chữ số. Mỗi một Container được niêm phong duy nhất 1 số chì và khai báo với hải quan theo các ký hiệu: C/O, B/L và P/L.
Ký hiệu vỏ thùng Container
Hiện nay trên Container có rất nhiều mã hiệu và ký hiệu ở mặt trước, sau, phía ngoài, bên trong và cả trên nóc. Hệ thống nhận biết sẽ bao gồm các thành phần sau:
- Owner Code – Mã chủ sở hữu;
- Equipment Category Identifier/Product Group Code – Ký hiệu loại thiết bị gồm:
- U – Freight Container: Container chuyên chở hàng;
- J – Detachable Freight Container-Related Equipment: Thiết bị có khả năng tháo rời;
- Z – Trailer or Chassis: Đầu kéo hoặc Mooc
- Serial Number/Registration Number: ví dụ như là 002334, 001239;
- Check Digit – Chữ số kiểm tra;
- Size Code – Mã kích thước: bao gồm 2 ký tự chữ số hay là chữ cái với ký tự đầu hiển thị chiều dài Container và ký tự thứ hai là chiều cao;
- Type Code – Mã loại: cũng gồm 2 ký tự với ký tự đầu ghi tên loại Container, ví dụ: U – Open Top hay G – General hay R – Refrigerate. Ký tự thứ 2 sẽ là đặc điểm chính của loại Container.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp các loại Container phổ biến và kích thước Container tiêu chuẩn trong hoạt động thương mại toàn cầu. An Tín Logistics mong rằng bạn đã nắm được toàn bộ các thông tin về Container và biết cách lựa chọn Container phù hợp với mặt hàng của mình.