Consignee là gì? Tìm hiểu mối quan hệ Consignee và Notify Party
Consignee là gì? Consignee và Notify Party có mối quan hệ gì? Thuật ngữ Consignee xuất hiện rất nhiều trong xuất nhập khẩu (XNK) nhưng rất dễ bị nhầm lẫn. Quá trình giao nhận hàng hoá cũng từ đó gặp nhiều cản trở.
Vậy thực chất Consignee trong xuất nhập khẩu là gì và nó có vai trò như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!
Xem nhanh
- 1 Consignee là gì?
- 2 Consignee được ghi nhập ở vị trí nào trong vận đơn?
- 3 Tổng hợp các lưu ý cần biết về Cnee
- 4 Vai trò của Consignee trong Logistics là gì?
- 5 Hướng dẫn cách phân biệt Shipper Consignee và Seller Buyer đơn giản
- 6 Phân biệt Consignee & Notify Party
- 7 Quy định người bán người mua trong thực tế như thế nào?
- 8 Lời kết
Consignee là gì?
Nếu như bạn vẫn chưa nắm khái niệm Consignee thì chỉ cần hiểu đơn giản đó là người nhận hàng. Consignee thường hay viết tắt là Cnee trong nhiều trường hợp thông thường. Trong XNK, Consignee mang nghĩa là người nhận hàng đồng thời là người mua hàng nếu căn cứ vào vận đơn đích danh.
Thông tin trên vận đơn đích danh hiển thị chi tiết của người nhận hàng một cách rõ ràng. Đơn vị vận chuyển chỉ giao hàng cho người được ghi tên ở vận đơn.
Tuy nhiên, Consignee nếu chiếu theo vận đơn vô danh thì không phải là người mua hàng. Vận đơn này thường không ghi nhập thông tin người nhận. Hình thức vận đơn này hay được chuyển nhượng thông qua sang tay. Người nào sở hữu vận đơn vô danh đều có thể nhận hàng.
Consignee được ghi nhập ở vị trí nào trong vận đơn?
Ô thông tin về Consignee được đặt ngay bên dưới ô thông tin Shipper trong vận đơn đường biển. Nội dung trong ô bao gồm: họ tên, địa chỉ người nhận kèm theo SĐT, Email hay mã số thuế (doanh nghiệp),…
Mọi người nên xác định thật kỹ vị trí của Consignee trước khi điền thông tin vận đơn. Điều này giúp bạn điền chính xác thông tin và tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí và công sức sửa chữa vận đơn sai.
Tổng hợp các lưu ý cần biết về Cnee
Sau khi nắm rõ khái niệm về Consignee, các bạn cũng nên lưu tâm đến các yếu tố như là:
- Vận đơn thông thường sử dụng trong XNK cần phải điền đầy đủ thông tin về Consignee gồm: họ tên, SĐT, địa chỉ, số fax và Email,… có tên là vận đơn đích danh;
- Trong khi vận đơn vô danh (vận đơn Order) thì người nào sở hữu Bill có quyền nhận hàng. Vì vận đơn không ghi cụ thể tên người nhận hàng và vận đơn không ghi lệnh. Bill có thể chuyển nhượng theo cách sang tay. Người có vận đơn Order sẽ được coi như một Consignee thực hiện nhận hàng hoá;
- Các vận đơn tải biển phổ biến hiện nay thì Notify Party cũng như là Consignee.
Vai trò của Consignee trong Logistics là gì?
Trước hết, Consignee có nghĩa là người nhận hàng. Thời điểm hàng đến cảng đích, bên vận chuyển sẽ bàn giao cho riêng mình Consignee. Nếu bạn không chứng minh được Consignee là mình, thì bạn sẽ không nhận được hàng từ phía vận chuyển ngay cả khi có vận đơn gốc.
Thời điểm mà Consignee nhận hàng từ Shipper được gọi là thời điểm Onboard. Toàn bộ quy trình sau phụ thuộc vào chi phí và rủi ro của bên mua hàng. Các hoạt động như: trả tiền cước biển, nộp phí Local Charges cảng đích, mua bảo hiểm hàng hoá và thông quan nhập khẩu,…
Consignee thoả thuận cùng hãng tàu liên quan đến việc xử lý các loại chi phí phát sinh. Những loại chi phí phổ biến gồm: phí DEM / DET (phí lưu bãi lưu Cont) và phí sửa chữa Container.
Cuối cùng, Consignee và Notify Party thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đôi khi là trùng nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa hai thuật ngữ này trong những thông tin tiếp theo.
Hướng dẫn cách phân biệt Shipper Consignee và Seller Buyer đơn giản
Bên cạnh khái niệm Consignee là gì thì rất nhiều người quan tâm đến cách phân biệt Consignee – Shipper và Seller – Buyer. Nếu các bạn không phân biệt được các thuật ngữ này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thường hay nhầm lẫn trong nghiệp vụ XNK.
Những hợp đồng thương mại thường ghi rõ hai chủ thể Buyer và Seller. Tuy nhiên, các loại chứng từ vận đơn lại đề là Consignee và Shipper. Hợp đồng mua bán sẽ gọi người bán là Exporter hoặc Seller.
Thời điểm phát hành Letter of Credit (thư tín dụng thanh toán), Seller không được dùng để chỉ người bán mà thay vào đó là Beneficiary (người thụ hưởng). Người mua được ghi là Remitter, có nghĩa là người gửi tiền hoặc người thanh toán.
Mặt khác, ở trường hợp phát hành vận đơn – Bill of Lading, người bán được ghi là Shipper và người mua là Consignee. Đa số doanh nghiệp đã tìm ra đối tác nhằm xuất/nhập khẩu hàng hoá nhưng thủ tục chưa hoàn tất. Họ sẽ nhờ vào bên thứ ba làm trung gian như dịch vụ gửi hàng.
Do đó, phía xuất khẩu cần biết rõ người bán là ai, người mua là bên nào để hạn chế trường hợp gửi nhầm hàng hay phát sinh lỗi ngoài ý muốn. Lúc đó, Shipper trở thành đơn vị trung gian mua hàng và bán lại cho bên nhập khẩu.
Để đơn giản hoá các thủ tục chứng từ và giảm chi phí, bên mua có thể thuê dịch vụ Forwarder (FWD) đứng ra nhận hàng giúp.
Phân biệt Consignee & Notify Party
Notify party là gì? Notify Party có thể hiểu là công ty/người có tên trên vận đơn hoặc giấy gửi hàng sẽ được thông báo khi hàng hóa tới nơi đến. Notify Party có thể khác với người nhận hàng, nhưng thường là người thực nhận những hàng hóa đó. Bên thông báo không có đặc quyền gì (nằm ngoài thông báo đó) theo vận đơn hoặc giấy gửi hàng.
Notify party là người nhận thông báo hàng đến khi tàu đã cập cảng đến. Vì vậy, Notify party có thể là consignee hoặc không phải consignee. Trách nhiệm của notify party là nhận giấy thông báo hàng đến, sau đó gửi thông tin này đến người nhận hàng (consignee) để đến nhận hàng.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta dễ bị nhầm lẫn giữa Consignee và Notify party bởi 2 thuật ngữ này trong nhiều tình huống cùng nói đến 1 đối tượng. Đó vừa là Consignee và đồng thời cũng Notify party.
Quy định người bán người mua trong thực tế như thế nào?
Trong điều kiện thực tế, người không phải trường hợp nào cũng có chức năng đầy đủ như một nhà xuất khẩu. Bởi vì theo quy định, doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu phải đáp ứng các dữ kiện sau:
- Có giấy phép chứng nhận thành lập và đăng ký kinh doanh;
- Trong tờ đăng ký kinh doanh có ghi mục hàng có chức năng xuất khẩu và cần xuất khẩu;
- Sở hữu kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ ngành xuất nhập khẩu nhằm triển khai trực tiếp lô hàng;
- Có khả năng xin giấy phép chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm (khi cần).
Lời kết
Câu hỏi “Consignee là gì?” cũng như mối quan hệ giữa Consignee và Notify Party đã được giải đáp qua bài viết trên. Chúng ta còn tìm hiểu thêm về vai trò, cách phân biệt Consignee và nhiều thông tin liên quan khác.
An Tín Logistics hi vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc của mình về thuật ngữ Consignee trong xuất nhập khẩu. Nếu độc giả vẫn còn mơ hồ và muốn đặt câu hỏi về Consignee, xin hãy để lại ngay dưới phần bình luận phía dưới để được tư vấn cụ thể hơn.