Certificate Of Conformity là gì? Các thông tin cần biết về chứng nhận hợp quy

Trong bối cảnh thương mại quốc tế phát triển ngày càng mạnh mẽ thì việc hàng hóa của bạn đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn là cực kỳ cần thiết. Trong bài viết ngày hôm nay, An Tín Logistics sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về một khái niệm quan trọng đó là Certificate Of Conformity là gì và vai trò của nó trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa!

Certificate Of Conformity là gì?

Certificate Of Conformity là gì?

Certificate Of Conformity – COC là chứng nhận hợp quy. Hiểu đơn giản, đay là quá trình thực hiện các hoạt động đánh giá, kiểm nghiệm và xác nhận chất lượng của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ…

COC ra đời với mục đích chính là đảm bảo sự phù hợp của các quy chuẩn kỹ thuật với từng quốc gia tương ứng. Trên giấy chứng nhận hợp quy, sẽ có đầy đủ các thông tin về sản phẩm cùng chữ ký và con dấu của cơ quan có thẩm quyền.

Tầm quan trọng của Certificate Of Conformity 

Có thể nói, chứng nhận hợp quy là loại giấy tờ bắt buộc phải có đối với một số hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Tầm quan trọng của COC đối với từng đối tượng liên quan như sau:

Đối với doanh nghiệp

Việc sản phẩm trên thị trường được đảm bảo về chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được mức độ uy tín. Từ đó, tạo chỗ đứng vững chắc và khẳng định thương hiệu. Ngoài ra, đây cũng là cách để doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình, tránh được những rủi ro thu hồi và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng.

Đối với người tiêu dùng

Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp được cấp chứng nhận hợp quy sẽ đem lại một sự an tâm cho người tiêu dùng. Khách hàng sẽ dựa vào giấy chứng nhận này để tiêu dùng một cách thông minh. Họ biết được mình đang sử dụng những sản phẩm chất lượng và chắc chắn sẽ quay lại để tiếp tục ủng hộ. 

Đối với cơ quan nhà nước

Thông qua giấy chứng nhận quy hợp, cơ quan nhà nước sẽ thuận lợi hơn trong việc quản lý các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đang lưu hành trên thị trường. Từ đó nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Các yếu tố cần có trong COC

Các yếu tố cần có trong COC

Các yếu tố quan trọng cần có trong giấy chứng nhận quy hợp là:

  • Mô tả, nhận dạng sản phẩm.
  • Các quy định an toàn mà sản phẩm đã thử nghiệm phải được liệt kê rõ ràng.
  • Các thông tin về họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của người làm hồ sơ thử nghiệm nhằm hỗ trợ trong quá trình thực hiện cũng như duy trì kết quả kiểm tra.
  • Cung cấp thêm thông tin về địa điểm thực nghiệm, ngày tháng tiến hành nhằm tuân thủ các quy tắc an toàn và làm cơ sở cho chứng nhận quy hợp.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin của đơn vị nhập khẩu hoặc nhà sản xuất để nhận dạng chính xác.
  • Các thông tin về nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, ngày tháng đóng gói (nếu có) của sản phẩm.
  • Cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của phòng thí nghiệm của bên thứ ba.

Những nhóm sản phẩm nào cần chứng nhận hợp quy?

Những nhóm sản phẩm nào cần chứng nhận hợp quy?

Để các bạn hình dung rõ hơn về các sản phẩm cần giấy chứng nhận hợp quy, An Tín Logistics xin tổng hợp lại một số nhóm cơ bản sau:

  • Nhóm sản phẩm thuộc sự quản lý của bộ khoa học và công nghệ, gồm: Đồ gia dụng, điện tử, đồ chơi…
  • Nhóm nông nghiệp: Thức ăn, phân bón, các loại giống cây trồng…
  • Nhóm sản phẩm phụ gia.
  • Nhóm thực phẩm như bánh, kẹo, rượu, bia, nước ngọt…
  • Nhóm sản phẩm vệ sinh bằng chất liệu sứ.
  • Nhóm vật liệu xây dựng như xi măng, sắt, thép, gạch ốp lát…
  • Nhóm sản phẩm hợp kim nhôm và ống nhựa Polyvinyl clorua không hóa dẻo.
  • Nhóm sản phẩm truyền thông và thông tin: điện thoại, máy tính, laptop…
  • Nhóm sản phẩm vật liệu chống thấm và sơn.
  • Nhóm hàng hóa, sản phẩm thuộc quản lý của bộ giao thông vận tải.

Những nhóm sản phẩm nào cần chứng nhận hợp quy?

Các phương thức đánh giá COC

Hiện nay, có tất cả 8 phương thức sử dụng để đánh giá COC, cụ thể từng phương thức như sau:

  • Phương thức 1 – Kiểm tra vật lý và thử nghiệm: Sản phẩm sẽ được kiểm tra vật lý và thử nghiệm để xác minh việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, hiệu suất và mức độ an toàn
  • Phương thức 2 – Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu: Phương thức này bao gồm cả việc đánh giá thành phần trong sản phẩm để đảm bảo chúng đáp ứng đúng tiêu chuẩn.
  • Phương thức 3 – Xác minh các tiêu chuẩn kỹ thuật: Sản phẩm cần được đánh giá và so sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định cụ thể để đảm bảo rằng, chúng hoàn toàn tuân thủ theo đúng các yêu cầu.
  • Phương thức 4 – Thử nghiệm hiệu suất: Một số máy móc chuyên dụng cần phải được thử nghiệm về hiệu suất để đảm bảo rằng chúng được lắp đặt đúng quy cách và tiêu chuẩn.
  • Phương thức 5 – Xác minh thông tin và tài liệu: Sản phẩm cần giấy chứng nhận hợp quy phải cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu xác minh. Một số có thể kể đến như hướng dẫn sử dụng, mã số, thông số kỹ thuật…
  • Phương thức 6 – Kiểm tra độc lập: Các cơ quan kiểm định sẽ thực hiện quy trình đánh giá và kiểm tra một cách độc lập để xác minh tính tuân thủ một cách khách quan nhất.
  • Phương thức 7 – Đánh giá hồ sơ sản phẩm: Hồ sơ về sản phẩm sẽ được xem xét và đánh giá một cách kỹ càng nhằm đảm bảo rằng tất cả các thông tin là chính xác.
  • Phương thức 8 – Kiểm tra tại cơ sở sản xuất: Một số sản phẩm phải được kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất để đánh giá việc có đáp ứng được yêu cầu hay không.

Các phương thức đánh giá COC

COC và CQ khác nhau ở điểm nào?

Trước khi đi vào tìm hiểu điểm khác nhau, chúng ta cần nắm được CQ là gì? 

CQ (Certificate Of Quality) là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc một vùng, lãnh thổ nào đó.

Điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất của 2 loại giấy chứng nhận này, đó là COC được cung cấp bởi các tổ chức có chuyên môn còn CQ được cấp bởi đơn vị chức năng có thẩm quyền. Như vậy, xét về mức độ tin cậy thì cả COC và CQ đều phải phụ thuộc vào năng lực và độ uy tín của đơn vị cấp phép.

COC có thể thay thế cho CQ được không?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà COC có thể thay thế được cho CQ hay không. Cụ thể:

  • Trường hợp có thể thay thế được: khách hàng là cá nhân mua lẻ  hoặc nhà thầu chỉ cần COC để chứng nhận nguồn gốc, thương hiệu, xuất xứ sản phẩm trong hồ sơ.
  • Trường hợp không thay thế được: Là các sản phẩm thuộc quy chuẩn quốc tế, cần chứng nhận CQ của các tổ chức có thẩm quyền. Phía chủ đầu tư sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp hoặc nhà máy cung cấp CQ. Trường hợp này, chúng ta không thể thay thế bằng COC.

COC có thể thay thế cho CQ được không?

Lời kết

Có thể nói, giấy chứng nhận hợp quy là tài liệu quan trọng nhằm xác định việc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do nhà nước quy định hay không. Hi vọng, những thông tin mà An Tín Logistics chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn Certificate Of Conformity là gì. Chúc các bạn vui vẻ!

Tin tức liên quan

Đối tượng nào cần đến ủy thác xuất khẩu?

Ủy thác xuất khẩu là gì? Tìm hiểu tất tần tật về ủy thác xuất khẩu hàng hóa

Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

VNACCS là gì? Cách đăng ký tài khoản VNACCS đơn giản nhất

Phạm vi chứng nhận CCC

CCC là gì? Tìm hiểu quy trình xin dấu chứng nhận bắt buộc Trung Quốc

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376