Air Freight là gì? Ưu thế và hạn chế của ngành vận tải hàng không là gì?
Đối với những ai đang dành sự quan tâm cho lĩnh vực logistics thì việc tìm hiểu về các phương thức vận chuyển là điều rất cần thiết.
Ở bài viết hôm nay, An Tín Logistics sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về Air Freight là gì và những thông tin liên quan!
Xem nhanh
Air Freight là gì?
Air Freight là vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Đây là sự lựa chọn hiệu quả cho doanh nghiệp/cá nhân có nhu cầu vận chuyển những mặt hàng đặc biệt.
Chúng ta nói những đối tượng vận chuyển của Air Freight đặc biệt vì chúng thường là những hàng hóa có giá trị cao và cần xử lý gấp. Air Freight cũng không ưu tiên việc vận chuyển những mặt hàng là sản phẩm của ngành dệt may, linh kiện, điện tử, hàng tiêu dùng…
Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ trọn gói từ các đơn vị logistics để thực hiện việc vận chuyển nhằm tiết kiệm chi phí, kho bãi và nhân công.
Các đối tượng tham gia vào Air Freight Logistics
Nếu xét một cách tổng quan, có rất nhiều đối tượng tham gia vào vận tải hàng không. Tuy nhiên, 2 đối tượng dễ nhận biết và quan trọng nhất đó là hãng hàng không và các nhà giao nhận vận tải (Freight Forwarder). Cùng An Tín Logistics tìm hiểu về mối tương quan giữa 2 đối tượng này ngay sau đây nhé!
Như chúng ta đã biết, các hãng hàng không là đơn vị cung cấp phương tiện vận chuyển, đó chính là máy bay. Để tận dụng tối đa trọng tải, họ sẽ “bắt tay” cùng các công ty Forwarder để có được nguồn hàng.
Nhiệm vụ của các Forwarder là gom hàng từ khách lẻ có nhu cầu vận chuyển hàng theo đường hàng không và đặt chỗ trên máy bay của các hãng. Như vậy, hãng hàng không và Freight Forwarder là quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau tạo ra lợi ích kinh tế.
Ưu thế của ngành vận tải hàng không là gì?
Một số ưu điểm vượt trội của hình thức vận chuyển Air Freight có thể kể đến như:
Mở rộng mạng lưới giao hàng
Không bị phụ thuộc vào mạng lưới giao thông đường bộ hay đường bờ biển như vận tải đường thủy, vận tải hàng không cho phép vận chuyển hàng hóa nhanh chóng. Một phần là nhờ mạng lưới sân bay dày đặc ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa được giao đến bất cứ nơi nào trong phạm vi toàn cầu. Từ đó, doanh nghiệp nội địa có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các đối tác nước ngoài.
Tiết kiệm chi phí bảo hiểm
Thời gian vận chuyển càng dài thì rủi ro càng dễ xảy ra. Do đó, với ưu thế là thời gian vận chuyển nhanh chóng, phương thức Air Freight đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể dành cho bảo hiểm vận chuyển.
Mặc dù để so sánh thì vận chuyển bằng đường hàng không có mức phí khá cao nhưng đổi lại là khoản chi phí tiết kiệm từ bảo hiểm và chất lượng dịch vụ tốt hơn hẳn.
Tối ưu thời gian vận chuyển
Thời gian vận chuyển nhanh là lý do hàng đầu để các khách hàng lựa chọn phương thức vận chuyển Air Freight. Đối với vận tải quốc tế, thay vì mất đến vài tuần, thậm chí vài tháng, thì với vận chuyển bằng đường hàng không, hàng hóa của các bạn sẽ đến nơi chỉ trong vòng vài ngày.
Bảo đảm an toàn hàng hóa
Vận chuyển bằng đường hàng không được đánh giá là phương thức an toàn nhất thế giới. Không chỉ việc theo dõi hàng hóa được đảm bảo trong suốt quá trình vận chuyển, ngay cả những thủ tục kiểm tra và quản lý cũng rất nghiêm ngặt.
Cụ thể sự an toàn ở đây được hiểu là an toàn cho hàng hóa và an ninh cho cả 2 đầu giao nhận.
Hạn chế của phương thức vận tải hàng không Air Freight
Tất nhiên, không một phương thức vận chuyển nào là tối ưu tuyệt đối. Theo An Tín Logistics, Air Freight vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
- Giá cước khá cao, thường sẽ gấp 2 – 4 lần vận tải đường bộ hoặc đường sắt và gấp 8 lần vận tải biển.
- Không thích hợp với những hàng hóa cồng kềnh, khối lượng lớn.
- Đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Vận tải hàng không cần những cơ sở vật chất – kỹ thuật nào?
Như đã nói ở trên, kinh doanh vận tải bằng đường hàng không đòi hỏi vốn đầu tư lớn và điều này thể hiện rõ nhất ở việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cảng hàng không
Cảng hàng không theo luật hàng không dân dụng là tổ hợp công trình bao gồm nhà ga, sân bay, trang thiết bị, công trình mặt đất khác phục vụ cho việc máy bay đi và đến.
Máy bay
Có 2 loại chính là máy bay chở khách (Passenger Aircraft) và máy bay chuyên chở hàng (ALL Cargo Aircraft). Cụ thể:
- Máy bay chở khách: là loại được thiết kế để chở khách. Tuy nhiên, các hãng bay thường tận dụng thêm để chở hàng ở boong dưới.
- Máy bay chở hàng: là máy bay được thiết kế chỉ để chở hàng. Loại này cho phép chứa được các lô hàng có kích thước lớn.
Thiết bị xếp dỡ, vận chuyển
Thiết bị xếp dỡ, vận chuyển bao gồm:
- Băng chuyền hàng rời.
- Giá đỡ.
- Xe nâng hàng.
- Xe vận chuyển pallet/container.
Đơn vị xếp trên máy bay
Để việc xếp hàng hóa lên và xuống máy bay được thuận lợi hơn thì cần phải tập hợp hàng lại thành từng đơn vị, sao cho phù hợp với kích thước khoang máy bay. Các đơn vị này được gọi là Unit Load Device (ULD).
Các ULD là một bộ phận trong máy bay, nó có kích thước phù hợp với khoang máy bay để chứa hàng hóa.
Quy trình 5 bước trong vận tải bằng đường hàng không
Để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận được an toàn và nguyên vẹn thì các đơn vị logistics và hãng máy bay cần phối hợp chặt chẽ và tiến hành đúng quy trình sau:
Bước 1 – Booking máy bay
Ngay sau khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, Forwarder sẽ đặt chỗ trên máy bay. Thông tin về booking sẽ được gửi cho khách hàng kiểm tra bao gồm: sân bay đi/đến, thời gian cất cánh, thể tích, tên mặt hàng…
Bước 2 – Đóng gói, tập kết hàng tại sân bay
Người gửi hoặc Forwarder sẽ đóng gói hàng và ghi ký mã hiệu theo yêu cầu của bên nhận hàng. Hàng hóa sau đó được chuyển đến kho và người gửi sẽ được cấp “giấy chứng nhận đã nhận hàng”.
Bước 3 – Làm thủ tục thông quan xuất khẩu
Forwarder sẽ chuẩn bị sẵn bộ chứng từ để giao cho hãng hàng không, đồng thời thực hiện thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa. Tuy nhiên, một số công tác chuyên ngành như xin giấy phép xuất khẩu, kiểm dịch kiện hàng, hun trùng phải được thực hiện bởi người gửi.
Bước 4 – Nhận chứng từ qua email
Hãng hàng không sẽ phát hành vận đơn chủ và AWB gửi kèm kiện hàng. Người gửi hàng sẽ gửi bản scan tất cả các chứng từ cần thiết cho người nhận để họ chuẩn bị thủ tục thông quan nhập khẩu tại cảng đến.
Bước 5 – Làm thủ tục thông quan nhập khẩu và nhận hàng
Khi hàng hóa đến sân bay, người nhận hoặc Forwarder sẽ tiến hành làm thủ tục nhập khẩu. Cuối cùng, sau khi thông quan thành công, người nhận đăng ký lấy hàng và chờ nhận hàng. Kết thúc quá trình vận chuyển hàng theo phương thức Air Freight.
Lời kết
Bất chấp yếu tố về chi phí, Air Freight vẫn là phương thức mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn để vận chuyển hàng. Nó cũng là ngành vận tải đầy tiềm năng và triển vọng mà các đơn vị logistics muốn khai thác.
Hy vọng, bài viết về Air Freight là gì trên đây đã giúp bạn đọc quan tâm hiểu hơn về hình thức vận chuyển này.