Phí ENS là gì trong Logistics? Những điều cần biết về quy định và mức phí

Hàng hóa được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cần nắm rõ các quy định và mức thu phí ENS. Tuy nhiên, do không được thể hiện trên hóa đơn nên phụ phí này thường được ít người nhắc tới. Hãy cùng An Tín Logistics tìm hiểu kỹ hơn ENS là gì trong bài viết ngày hôm nay nhé!

ENS là phí gì?

ENS – Entry Summary Declaration là phụ phí kê khai đối với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU.

Phí ENS ra đời với mục đích đảm bảo an ninh cho hàng hóa nhập khẩu vào Châu Âu. Thông qua việc kê khai, những lô hàng có tính chất nguy hiểm hoặc khủng bố sẽ được ngăn chặn kịp thời. 

Việc khai báo ENS là bắt buộc và phải đúng trong thời gian quy định. Bằng cách kê khai thông tin người nhận, người gửi, thông tin lô hàng, mức độ rủi ro của hàng nhập vào 27 nước thành viên EU sẽ được kiểm soát một cách hiệu quả.

Đối tượng và trường hợp áp dụng phí ENS

Đối tượng áp dụng phí Entry Summary Declaration ENS bao gồm:

  • Tất cả container hàng chuyển tại các cảng thuộc EU.
  • Tất cả container hàng vận chuyển tới cảng đích là 1 trong 27 quốc gia thành viên EU.

Việc khai và trả phí ENS được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu vào EU.
  • Dỡ hàng tại cảng thuộc EU và vận chuyển tiếp tục đến các nước ngoài khối EU bằng phương thức khác.
  • Tất cả hàng hóa neo đậu tại các cảng EU.

Các quy định về phí ENS

Phí ENS được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu bắt đầu có hiệu lực từ ngày 31/12/2010. Theo đó, chủ hàng hóa sẽ đóng phí cho hãng tàu và hàng tàu có nhiệm vụ khai báo lại các thông tin lô hàng trên hệ thống. 

Các quy định về phí ENS

Hải quan Châu Âu sẽ xác nhận thông tin khai báo đã chính xác hay chưa, sau đó, trả kết quả về hãng tàu. Trong trường hợp kết quả trả về là hàng không load. Điều này đồng nghĩa với việc lô hàng khai báo sai hoặc đang bị nghi ngờ là nguy hiểm, khủng bố.

Thời gian để hoàn thành việc khai báo sẽ không được chậm hơn 24 giờ, tính từ lúc tàu bắt đầu khởi hành. Nếu khai báo muộn hoặc không khai báo thì hãng tàu/ chủ hàng hóa sẽ bị phạt khá nặng, lên tới vài nghìn Euro cho mỗi lô hàng.

Mức phí ENS hiện nay là bao nhiêu?

Theo quy định, mức phí ENS sẽ dao động trong khoảng 30 – 40 USD/ lô hàng. Mức phí tính trên một bill hàng chứ không tách ra cho từng container.

Tức là, dù bạn xuất khẩu một cont hàng hay 50 cont mà chỉ sử dụng 1 bill thì mức phí phải đóng vẫn là 30 – 40 USD. Cách tính phí này cũng tương tự như phí AFR hay phí AFS.

Thông tin kê khai ENS là gì?

Đây chắc hẳn là nội dung được rất nhiều bạn đọc quan tâm, việc kê khai ENS cho lô hàng cần những thông tin bắt buộc sau đây.

Cụ thể tên hàng hóa

Khác với trên vận đơn B/L, nhà xuất khẩu chỉ cần kê khai tên hàng hóa một cách chung chung như hàng nông sản, hàng may mặc, hàng đồ gỗ… thì với ENS, chúng ta phải khai báo chi tiết hơn. 

Thông tin kê khai ENS là gì?

Ví dụ, ghi rõ hàng đồ gỗ ngoài trời hay trong nhà, áo sơ mi nam hay nữ, hàng gạo 5% tấm…kèm theo đó là mã số HS theo quy chuẩn hải quan.

Thông tin người nhận hàng

Thông tin người nhận sẽ bao gồm tên doanh nghiệp (nếu người nhận là doanh nghiệp), địa chỉ, mã số thuế, thông tin liên lạc… Ngày nay, việc xuất khẩu hàng sang các nước EU tương đối đơn giản. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi thông tin người nhận khi hàng hóa đến cảng đích.

Các thông tin khác

Ngoài ra, còn một số thông tin khác cần phải khai báo, cụ thể là:

  • Thông tin người gửi.
  • Thông tin người được thông báo Notify Party.
  • Số lượng container.
  • Shipping mark.
  • Số container.
  • Số seal.
  • Gross Weight.
  • Điều kiện thanh toán là collect hay prepaid.
  • Mã UN dành cho hàng nguy hiểm.

Một số lưu ý khác khi kê khai ENS

Một số lưu ý khác khi kê khai ENS

Để việc kê khai ENS được đầy đủ, chính xác, tránh những rủi ro không đáng có, các bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chủ hàng hóa cần nắm rõ lịch trình tàu để hoàn tất việc khai báo đúng hạn. Trong trường hợp chậm khai báo hoặc quên khai báo, hàng hóa của bạn sẽ không được xếp lên tàu.
  • Nếu khai báo ENS sai dẫn đến việc phải điều chỉnh thì chúng ta sẽ mất thêm chi phí. Mức phí cho 1 lần chỉnh sửa là khá cao, khoảng 40 USD.
  • Nếu bạn xuất hàng cho các nước không thuộc liên minh Châu Âu thì tốt nhất nên tránh chuyển tải qua các cảng EU. Đơn giản vì bạn sẽ phải khai báo và mất thêm phí ENS.
  • Quãng đường vận chuyển hàng hóa sang Châu Âu khá dài và thường mất khoảng 25 – 45 ngày mới tới nay. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, do đó, bạn cần chuẩn bị kỹ trước khi vận chuyển để tránh hàng hóa bị hỏng hóc hoặc gặp sự cố.

Một số lưu ý khác khi kê khai ENS

Lời kết

Hi vọng, các thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ phí “ENS là gì”! Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về các dịch vụ xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay với An Tín logistics để được tư vấn và giải đáp. Chúc các bạn vui vẻ!

Tin tức liên quan

An Phát Holdings ủng hộ 1,5 tỷ đồng hỗ trợ người dân Hải Dương, Yên Bái khắc phục hậu quả bão số 3

An Phát Holdings hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm

TEAM BUILDING AN TÍN LOGISTICS 2024: ĐOÀN KẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376