CFR là gì trong xuất nhập khẩu? Cách sử dụng CFR Incoterm 2020 chuẩn
CFR là gì? Cách tính giá CFR như thế nào? đều là những câu hỏi có lượt tìm kiếm cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK). Hiểu và nắm rõ khái niệm CFR sẽ giúp bạn xác định được vai trò và nghĩa vụ của mình trong hoạt động thương mại quốc tế.
Chúng ta hãy cùng nhau giải mã thuật ngữ này ở bài viết ngày hôm nay của An Tín Logistic. Tất cả thông tin liên quan đến CFR sẽ được trình bày và giải thích chi tiết, mời các bạn xem ngay nhé!
Xem nhanh
Tìm hiểu CFR là gì trong xuất nhập khẩu?
CFR là tên viết tắt của Cost and Freight mang nghĩa là cước phí và tiền hàng. CFR thuộc trong 11 điều kiện thương mại quốc tế. Chúng thường vận dụng trong vận tải thuỷ nội địa và vận tải đường biển.
Trong điều khoản CFR, thời điểm mà rủi ro chuyển giao giữa người mua và người bán là sau khi giao hàng tại cảng dỡ hàng. Các lỗi phát sinh trong hành trình vận chuyển sẽ được bàn giao lại cho bên mua và cước phí vận chuyển do bên bán chi trả.
Cách tính giá CFR chính xác
Chúng ta cần biết được giá theo điều kiện CFR để làm C/O, hợp đồng ngoại thương hay tính chi phí nhằm định giá sản phẩm,… Trong điều kiện bên bán chịu thêm một khoản phí để vận chuyển và bốc dỡ hàng tại bến cảng.
Tuỳ vào sự thoả thuận, người mua sẽ chịu chi phí bốc dỡ hàng hoá. Công thức tính giá CFR được quy ước theo công thức:
Giá CFR = Giá FOB + Cước phí vận chuyển
Trong công thức, giá FOB được biết là giá tại cửa khẩu của phía xuất khẩu. Giá chưa bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa tới cảng nhập và bảo hiểm.
Quy định về nghĩa vụ của người bán và người mua trong CFR như thế nào?
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm và cách tính giá CFR, chúng ta sẽ tìm hiểu nghĩa vụ cần tuân theo của người bán và người mua. Trong nghiệp vụ XNK, cả bên mua và bên bán phải đáp ứng đúng điều kiện CFR. Quyền lợi đôi bên được đảm bảo trong giao dịch thương mại.
Nghĩa vụ của người bán và người mua được tổng hợp lại theo như bảng sau:
Nghĩa vụ | Người bán | Người mua |
Chung | Cung ứng hàng hoá và hoá đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và bất kỳ chứng từ nào được nhắc đến trong hợp đồng | Thanh toán đầy đủ tiền hàng theo như quy định đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán |
Giao/Nhận | Xếp hàng lên tàu cần giao đúng cách thức và thời gian đã được quy định từ 2 bên từ trước | Phải tiến hành nhận hàng khi được người bán giao hàng lên tàu |
Chuyển giao rủi ro | Chịu mọi rủi ro về mất mát hay tổn thất hàng hoá cho đến khi hàng hoá hoàn tất giao hàng lên tàu | Bắt đầu từ lúc hàng được bàn giao lên tàu thì người mua phải gánh chịu mọi rủi ro có liên quan như: hư hỏng hoặc thất thoát hàng hoá |
Vận tải | Ký kết hợp đồng để chuyển hàng đến địa điểm giao hàng đã thoả thuận giữa hai bên | Không có nghĩa vụ nào với bên bán hàng liên quan tới việc lập hợp đồng vận tải |
Bảo hiểm | Không có nghĩa vụ phải ký kết hợp đồng bảo hiểm với bên mua. Thế nhưng, trường hợp người mua yêu cầu thì phải cung cấp. Thêm nữa, bên bán chịu mọi chi phí và rủi ro | Không có bất cứ nghĩa vụ nào với bên bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm |
Chứng từ giao hàng | Tạo lập bằng chi phí của bên mua và phải cung cấp cho người mua chứng từ vận tải thường lệ đến cảng đã thoả thuận sớm nhất và tuyệt đối không chậm trễ | Bắt buộc phải chấp nhận chứng từ được cung cấp bởi bên mua nếu chúng phù hợp với hợp đồng ký kết |
Thông quan XNK | ● Với việc thông quan xuất khẩu, bên bán phải thực hiện và chi trả tất cả chi phí liên quan tới hoạt động làm thủ tục hải quan xuất khẩu theo quy định tại nước xuất trong trường hợp cần thiết;
● Với hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu, bên bán phải hỗ trợ bên mua khi được yêu cầu (nếu cần thiết). Tất cả các rủi ro và chi phí sẽ chịu bởi bên mua để nhận được thông tin/chứng từ cần thiết cho hoạt động làm thủ tục hải quan |
● Với thông quan xuất khẩu, người mua phải hỗ trợ kịp thời người bán khi được yêu cầu trong trường hợp cần thiết;
● Với thông quan nhập khẩu, trường hợp cần thiết thì bên mua chịu trách nhiệm làm và chi trả những khoản phí liên quan đến hoạt động thông quan hàng hóa theo quy định của nước nhập khẩu và nước quá cảnh |
Kiểm tra đóng gói – bao bì – nhãn hiệu | ● Phải chi trả những khoản phí liên quan cho việc kiểm tra theo yêu cầu để tiến hành giao hàng lên tàu;
● Có nghĩa vụ đóng gói hàng hoá theo chuẩn và chịu chi phí phát sinh. Thêm vào đó, ký mã hiệu hàng hoá và cách đóng gói phù hợp theo cách thức vận chuyển |
● Bên mua không có bất kỳ một nghĩa vụ nào với bên bán hàng |
Phân chia phần chi phí | ● Phải trả tất cả những chi phí có liên quan đến hàng hoá đến lúc hàng được bàn giao cho người mua;
● Chi phí vận chuyển và những chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển; ● Khoản chi phí và những phụ phí dành cho việc hỗ trợ người bán lấy chứng từ; ● Chi phí quá cảnh (nếu nó thuộc hợp đồng vận tải mà bên bán ký) |
● Những chi phí phát sinh của hàng hoá từ lúc hàng được giao lên tàu;
● Chi phí quá cảnh (trừ phi chúng thuộc hợp đồng vận tải mà bên bán đã ký); ● Nộp các khoản lệ phí, thuế và chi phí làm thủ tục hải quan cũng như những chi phí quá cảnh,… |
Thông báo | ● Nghĩa vụ phải thông báo đến bên mua hàng khi đã giao hàng lên tàu. Người bán cần phải thông tin nhanh chóng khi phát sinh sự cố hay có bất kỳ thông tin nào cho bên mua | ● Phải thông báo cho bên bán toàn bộ thông tin như: điểm nhận hàng hoặc nhận hàng tại nơi đến (trường hợp người mua có quyền quyết định) và thời gian nhận hàng |
Hướng dẫn cách sử dụng CFR Incoterm 2020 chi tiết nhất
Quy định CFR Incoterm 2020 cung cấp một vài điều kiện sử dụng bao gồm:
1. Phương thức vận tải
Hình thức vận tải đường biển nội địa sẽ được áp dụng điều kiện CFR Incoterm này. Chi tiết hơn, CFR sẽ không phù hợp với điều kiện hàng hoá bàn giao cho bên Shipper (vận chuyển) trước khi xếp dỡ hàng lên tàu. Những trường hợp này sử dụng CPT sẽ chính xác hơn.
2. Chuyển giao hàng hoá cũng như rủi ro
Người bán sẽ chịu trách nhiệm trả trước cước phí và tiền hàng khi giao hàng lên tàu trong CFR Incoterm 2020. Bên bán phải ký kết hợp đồng và tiến hành chi trả các loại cước phí, chi phí cần thiết theo như quy định.
Hàng hoá sẽ được đưa ra cảng đúng giờ và hạn chế những sự cố như: hư hỏng hay thất thoát hàng hoá trong khi chuyển giao hàng. Ngoài ra, điều kiện này ghi nhận hai cảng có vai trò quan trọng.
Đó chính là cảng đi và cảng đến. Rủi ro được chuyển dịch từ người bán sang người mua khi bên bán hoàn tất chuyển hàng lên tàu cho bên mua. Tuy vậy, bên bán còn chịu trách nhiệm cho việc ký kết hợp động vận tải rồi mới vận chuyển hàng đến cảng đích.
Thêm vào đó, Incoterm CFR có 2 điểm giới hạn. Lý do là rủi ro cũng như chi phí trong quá trình chuyển hàng phân chia ở hai địa điểm khác nhau. Hợp đồng ghi rõ cảng đến nhưng lại không có cảng xếp hàng cụ thể nên dễ dẫn đến rủi ro.
Các bên cần xây dựng quy định chi tiết, cụ thể trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi và tránh các tranh chấp không đáng có.
Xem thêm: Incoterm là gì? Nội dung và các điều khoản Incoterm 2020
3. Chi phí bốc dỡ tại cảng đến
Tại hợp đồng vận chuyển mà bên người bán đã ký bao gồm chi phí bốc dỡ hàng tại cảng đi tới cảng cuối. Loại trừ việc hai bên đã có thoả thuận từ trước đối với việc người bán được hoàn trả cước phí và chi phí sau khi bàn giao hàng cho bên mua.
4. Nghĩa vụ thông quan XNK
Điều kiện này quy định bên bán buộc phải thông quan hàng hoá xuất khẩu (nếu cần). Mặt khác, bên bán không phải chịu trách nhiệm thông quan nhập khẩu hoặc quá cảnh (tại nước thứ 3). Đồng thời, bên bán không phải trả chi phí hay thuế nhập khẩu khi làm thủ tục thông quan.
Lời kết
Tất cả thông tin để trả lời: “CFR là gì?” đã được chúng tôi gửi đến bạn qua bài viết. An Tín Logistic mong rằng đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về CFR.