Xe đầu kéo chuyên dùng và những quy định về tải trọng hàng hóa cần biết
An toàn trong vận chuyển hàng hóa là vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc nắm rõ những quy định về tải trọng là điều thật sự cần thiết, đặc biệt là với một loại phương tiện lớn và dễ gây tai nạn như xe đầu kéo.
Ở bài viết dưới đây, An Tín Logistics sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu một số thông tin về xe đầu kéo cũng như các quy định về tải trọng hàng hóa của phương tiện vận tải này.
Xem nhanh
Thế nào là xe đầu kéo chuyên dùng?
Xe đầu kéo chuyên dùng là loại phương tiện được sử dụng để vận chuyển những hàng hóa to, nặng như container, xe thùng hoặc các đoàn xe lớn cần đầu kéo.
Xe đầu kéo có kết cấu phần đầu to và nặng, thường chứa đầu kéo 2 – 3 trục tùy theo nhu cầu vận chuyển. Phần đuôi là sơ mi rơ moocs kết nối với những vật chứa hàng cần kéo như thùng xe, container…
Những quy định về tải trọng hàng hóa cần biết
Việc xếp hàng hóa lên các phương tiện giao thông nói chung và lên xe đầu kéo nói riêng phải tuân thủ theo quy định về tải trọng, cụ thể:
Tổng trọng lượng xe
Đối với tổ hợp đầu kéo cùng sơ mi rơ moóc hoặc rơ mooc rời nhau, quy định như sau:
- Tổng số trục là 3 thì tổng trọng tải xe 26 tấn.
- Tổng số trục là 4, tổng trọng tải xe 34 tấn.
- Tổng số trục 5 thì tổng trọng tải xe 40 tấn.
Đối với xe thân liền sơ mi rơ moóc hoặc rơ mooc thì tổng trọng lượng sẽ bằng trọng lượng xe liền thân và tổng tải trọng trục xe của phần sơ mi rơ moóc hoặc rơ moóc kéo theo nhưng không quá 45 tấn.
Tải trọng trục xe
+ Nếu xe chỉ có trục đơn thì tải trọng trục không vượt quá 10 tấn/trục.
+ Nếu xe sử dụng cụm trục kép thì tải trọng phụ thuộc vào khoảng cách (d) giữa 2 tâm trục. Có 3 trường hợp như sau:
- d < 1 mét thì tải trọng cụm xe 11 tấn.
- 1 mét d < 1.3 mét, tải trọng trục xe 16 tấn.
- d 1.3 mét, tải trọng 18 tấn.
+ Nếu là cụm 3 trục xe, sẽ có các trường hợp sau:
- d 1.3 mét, tải trọng trục xe 21 tấn.
- d > 1.3 mét, tải trọng trục xe 24 tấn.
Chiều cao xếp hàng hóa lên phương tiện đường bộ
Chiều cao xếp hàng hóa của xe đầu kéo chuyên dụng sẽ tính từ điểm cao nhất của mặt đường mà xe chạy qua, lộ tình như sau:
- Không quá 4.35 mét khi qua cầu chui, cầu vượt xe được phép chạy tốc độ không quá 30km/h, áp dụng đến ngày 31/12/2010.
- Không quá 4.2 mét, áp dụng từ 01/01/2011.
Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa lên phương tiện đường bộ
Chiều rộng được phép xếp hàng hóa trên phương tiện đường bộ là chiều rộng thùng xe. Kích thước này sẽ theo thiết kế nguyên bản của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo có sự phê duyệt của cơ quan thẩm quyền.
Chiều dài xếp hàng của phương tiện cơ giới trên đường bộ không được lớn hơn 1.1 lần chiều dài toàn bộ xe. Kích thước chiều dài xe phải là kích thước theo nguyên bản của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo được phê duyệt bởi cơ quan thẩm quyền và không vượt quá 20 mét.
Trong trường hợp tài xế chở xe có chiều dài lớn hơn thùng xe thì phải có báo hiệu, chẳng buộc chắc chắn, đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tham gia giao thông.
Cách tính phần trăm xe đầu kéo quá tải trọng
Xe quá tải trọng là phương tiện chở hàng vượt mức khối lượng cho phép theo quy định của pháp luật. Các trường hợp xe chở hàng quá tải trọng sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt dựa trên phần trăm vượt tải.
Do đó, chủ hàng hóa cần phối hợp với chủ phương tiện để có phương án sắp xếp hàng hóa và vận chuyển hợp lý. Ngoài ra, cần nắm được cách tính phần trăm quá tải trọng để tránh vi phạm các quy định khi tham gia giao thông.
Công thức tính phần trăm xe quá tải trọng như sau:
Phần trăm quá tải | = | D quá tải | : | khối lượng xe | (%) |
Trong đó: D quá tải là khối lượng hàng quá tải, được xác định bằng khối lượng kiểm tra thực tế – khối lượng xe – tải trọng hàng được phép chở.
Ví dụ, xe đầu kéo có khối lượng 4.5 tấn, khối lượng hàng được phép chở là 8 tấn. Tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra và cân xe, tổng khối lượng xe là 15.5 tấn. Như vậy:
- Khối lượng hàng quá tải: 15.5 – 4.5 – 8 = 3 (tấn).
- Phần trăm quá tải (%): 3 : 4.5 x 100% = 66.67%
Tác hại khi xe container chở hàng quá tải
Không chỉ riêng xe đầu kéo mà tất cả các phương tiện nếu chở hàng quá tải trọng cũng đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Những tác hại khi xe cont chở hàng quá tải có thể có thể kể đến:
- Việc chở quá tải trọng thường xuyên sẽ khiến cho xe container bị xuống cấp nhanh chóng, hao mòn rất nhanh và hư hỏng. Nếu không may bị nổ lốp khi đang vận chuyển hay mất phanh sẽ gây ra tai nạn cực kỳ nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng xấu đến chất lượng mặt đường, khiến hệ thống giao thông nhanh chóng xuống cấp. Từ đó, tốn nhiều chi phí để sửa chữa và bảo trì đường.
- Gây mất an toàn giao thông cho những người tham gia giao thông xung quanh và chính bản thân người chở hàng.
- Trường hợp bị cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện sẽ xử phạt theo quy định, gây tốn kém chi phí.
- Hàng hóa bị xếp chồng chéo quá nhiều sẽ dẫn đến bóp méo, biến dạng, không đúng với nguyên bản ban đầu.
Vì sao nên chọn dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng Container của An Tín Logistics?
Khi quý khách có nhu cầu chở hàng hóa bằng xe đầu kéo, các bạn cần chọn sử dụng dịch vụ của các đơn vị uy tín, chất lượng.
An Tín Logistics là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong vận chuyển hàng hóa bằng xe container. Chúng tôi sở hữu nhiều đầu xe kéo mới. chất lượng cao, đồng thời cam kết không chở quá tải trọng gây mất an toàn trong vận chuyển.
Tất cả các nhân viên chở hàng của chúng tôi đều sở hữu tay lái chắc. Hàng hóa của bạn không những được chở đi an toàn mà còn đảm bảo đúng nguyên bản, không hỏng hóc, bóp méo hay hao hụt.
Hơn thế nữa, chúng tôi có lợi thế về giá cược vận chuyển, cam kết phải chăng nhất trên thị trường logistics hiện nay.
Lời kết
Những quy định chặt chẽ về tải trọng cũng như giới hạn hàng hóa dành cho xe đầu kéo là hoàn toàn cần thiết. Các chủ xe và hãng vận tải cần tuân thủ theo đúng quy định trên để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Hi vọng những thông tin mà An Tín Logistics cung cấp ở bài viết trên sẽ thực sự hữu ích cho bạn đọc.