SUPPORT

HỖ TRỢ - HƯỚNG DẪN

Hàng hóa nào được coi là hàng quá khổ?

Hàng quá khổ là những hàng có kích thước, trọng lượng vượt quá quy định vận chuyển cơ bản. Trong thực tế hay gọi hàng quá khổ là hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Thường bao gồm các mặt hàng có đặc điểm kích thước, trọng lượng như sau:

Chiều dài lớn hơn 20m

Chiều rộng lớn hơn 2,5m

Chiều cao được tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2m. Riêng đối với xe chở container là lớn hơn 4,35m.

Chuyển tải (trans-shipment) là gì?

Chuyển tải hàng hóa là việc dỡ hàng xuống từ một tàu biển này và sau đó bốc hàng lên sang một tàu biển khác trong một hành trình vận tải đường biển từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng. Trên chặng đường vận chuyển của lô hàng, hãng vận chuyển có thể đi qua một hoặc nhiều cảng chuyển tải khác nhau tùy thuộc lịch trình của hãng tàu. Trong thực tế, việc chuyển tải hàng hóa đôi lúc cũng có thể dẫn đến lịch trình vận chuyển lô hàng sẽ kéo dài hơn so với lịch trình vận chuyển ban đầu, xảy ra do tình trạng tắc nghẽn ở cảng chuyển tải, hoặc do hãng vận chuyển chờ để gom hàng. Đối với các lô hàng cần giao gấp, chúng tôi khuyến nghị khách hàng nên sử dụng dịch vụ vận tải trực tiếp từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng (direct).

Kích thước container

Kích thước container – 3 loại phổ biến nhất

  • Container 20’DC: dài 6m, rộng 2,4m, cao 2,6m
  • Container 40’DC: dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,6m
  • Container 40’HC: dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,9m

Thuật ngữ Incoterms

“Incoterms” là cách nói ngắn gọn và dễ hiểu về các Điều khoản Thương mại Quốc tế. Được soạn thảo lần đầu năm 1936, Incoterms là một bộ gồm 11 quy luật để xác định trách nhiệm của từng bên trong giao dịch quốc tế.

 

FAQs

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

SI (Shipping Instruction) là gì?

SI (Shipping instruction) hay còn gọi là hướng dẫn làm hàng, đây là một tài liệu, chứng từ được cung cấp bởi shipper tới hãng tàu, công ty giao nhận vận tải forwarder, bao gồm chi tiết thông tin vận chuyển hàng hóa của lô hàng đó. Mục đích của việc cung cấp SI chính xác là để quá trình thực hiện vận chuyển diễn ra đúng theo yêu cầu của chủ hàng hóa.

LCL (Less than container load) là gì?

LCL là hình thức vận chuyển kết hợp các lô hàng vào cùng một container từ nhiều chủ hàng khác nhau.

Từ vựng Tiếng Anh chuyên ngành Xuất Nhập Khẩu

Bill of lading: Vận đơn (danh sách chi tiết hàng hóa trên tàu chở hàng)

C.&F. (cost & freight): bao gồm giá hàng hóa và cước phí nhưng không bao gồm bảo hiểm

C.I.F. (cost, insurance & freight): bao gồm giá hàng hóa, bảo hiểm và cước phí

Cargo: Hàng hóa (vận chuyển bằng tàu thủy hoặc máy bay)

Certificate of origin: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Container: Thùng đựng hàng lớn (công-ten-nơ)

Container port (cảng công-ten-nơ); to Containerize (cho hàng vào công-ten-nơ)

Customs: Thuế nhập khẩu; hải quan

Customs declaration form: tờ khai hải quan

Declare: Khai báo hàng (để đóng thuế)

F.A.S. (free alongside ship): Bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng nhưng không gồm chi phí chất hàng lên tàu.

F.O.B. (free on board): Người bán chịu trách nhiệm đến khi hàng đã được chất lên tàu

Freight: Hàng hóa được vận chuyển

Irrevocable: Không thể hủy ngang; unalterable – irrevocable letter of credit (tín dụng thư không hủy ngang)

Letter of credit (L/C): Tín dụng thư(hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu)

Merchandise: Hàng hóa mua và bán

Packing list: Phiếu đóng gói hàng (một tài liệu được gửi kèm với hàng hóa để thể hiện rằng chúng đã được kiểm tra)

Pro forma invoice: Hóa đơn tạm thời

Quay: Bến cảng;

wharf – quayside (khu vực sát bến cảng)

To incur (v): Chịu, gánh, bị (chi phí, tổn thất, trách nhiệm…)

– To incur a penalty (v): Chịu phạt

– To incur expenses (v): Chịu phí tổn, chịu chi phí

– To incur Liabilities (v): Chịu trách nhiệm

– To incur losses (v): Chịu tổn thất

– To incur punishment (v): Chịu phạt

– To incur debt (v): Mắc nợ

– To incur risk (v): Chịu rủi ro

– Indebted (adj): Mắc nợ, còn thiếu lại

– Indebtedness (n): Sự mắc nợ, công nợ, số tiền nợ

– Certificate of indebtedness (n): Giấy chứng nhận thiếu nợ

+ Premium (n): Tiền thưởng, tiền đóng bảo hiểm, tiền bù, tiền khuyến khích, hàng biếu thêm, tiền bớt giá để câu khách

– Premium as agreed: Phí bảo hiểm như đã thỏa thuận

– Premium for double option: Tiền cược mua hoặc bán

– Premium for the call: Tiền cược mua, tiền cược thuận

– Premium for the put: Tiền cược bán, tiền cược nghịch

– Premium on gold: Bù giá vàng

– Additional premium: Phí bảo hiểm phụ, phí bảo hiểm bổ sung

– Export premium: Tiền thưởng xuất khẩu

– Extra premium: Phí bảo hiểm phụ

– Hull premium: Phí bảo hiểm mộc (không khấu trừ hoa hồng môi giới), phí bảo hiểm toàn bộ

– Insurance premium: Phí bảo hiểm

+ Loan (n): Sự cho vay, sự cho mượn, tiền cho vay; công trái.

(v): Cho vay, cho mượn (Mỹ).

– Loan at call (n): Tiền vay không kỳ hạn, khoản vay không kỳ hạn.

– Loan on bottomry (n): Khoản cho vay cầm tàu.

– Loan on mortgage (n): Sự cho vay cầm cố.

– Loan on overdraft (n): Khoản cho vay chi trội.

– Loan of money (n): Sự cho vay tiền.

– Bottomry loan (n): Khoản cho vay cầm tàu.

– Call loan (n): Tiền vay không kỳ hạn, khoản vay không kỳ hạn.

– Demand loan (n): Khoản vay không kỳ hạn, sự cho vay không kỳ hạn.

– Fiduciary loan (n): Khoản cho vay không có đảm bảo.

– Long loan (n): Khoản vay dài hạn, sự cho vay dài hạn.

– Short loan (n): Khoản vay ngắn hạn, sự cho vay ngắn hạn.

– Unsecured insurance (n): Sự cho vay không bảo đảm, không thế chấp.

– Warehouse insurance (n): Sự cho vay cầm hàng, lưu kho.

– Loan on interest (n): Sự cho vay có lãi.

+ Tonnage (n): Cước chuyên chở, dung tải, dung tích (tàu), trọng tải, lượng choán nước

– Cargo deadweight tonnage: Cước chuyên chở hàng hóa

– Stevedorage (n): Phí bốc dở

+ Stevedore (n): Người bốc dỡ, công nhân bốc dỡ

(v): Bốc dỡ (Mỹ)

– Stevedoring (n): Việc bốc dỡ (hàng)

+Debit (n): Sự ghi nợ, món nợ, khoản nợ, bên nợ

(v): Ghi vào sổ nợ

– Convertible debenture (n): Trái khoán có thể đổi thành vàng hoặc thành đôla

– Debenture holder (n): Người giữ trái khoán

– Fixed interest bearing debenture (n): Trái khoán chịu tiền lãi cố định

– Graduated interest debebtures (n): Trái khoán chịu tiền lãi lũy tiến

– Issue of debenture (n): Sự phát hành trái khoán

– Redeem debenture (n): Trái khoán trả dần

– Registered debenture (n): Trái khoán ký danh

– Simple debenture (n): Giấy nợ không có thể chấp

– Unissued debenture (n): Cuống trái khoán

– Variable interest debenture (n): Trái khoán chịu tiền lãi thay đổi

– Debit advice (n): Giấy báo nợ

+ Wage (n): Tiền lương, tiền công

– Actual wages (n): Tiền lương thực tế

– Contractual wages (n): Tiền lương khoán

– Day’s wages (n): Tiền lương công nhật

– Fixed wages (n): Tiền lương cố định

– Hourly wages (n): Tiền lương giờ

– Job wages (n): Tiền lương theo món

– Maximum wages (n): Tiền lương tối đa

– Minimum wages (n): Tiền lương tối thiểu

– Money wages (n): Tiền lương danh nghĩa

– Monthly wages (n): Tiền lương hàng tháng

– Real wages (n): Tiền lương thực tế (trừ yếu tố lạm phát)

– Real payments (n): Sự trả tiền lương

– Piece wages (n): Tiền công theo từng đơn vị sản phẩm

Phí EBS là gì?

EBS thực chất là một loại phụ phí được thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, EBS là từ viết tắt của cụm từ Emergency Bunker Surcharge có nghĩa là phụ phí xăng dầu cho tuyến hàng đi Châu Á. Đối với hàng đi Châu Âu, thay vì thu phí EBS, họ sẽ thu phí ESD tức ENS Entry Summary Declaration.

Phụ phí xăng dầu là khoản được các hãng tàu thu để bù đắp cho chi phí hai hụt do sự biến động, lên xuống thất thường của thị trường xăng dầu thế giới. Nếu thị trường xăng dầu xảy ra nhiều biến động thì mức phí này cũng có số lần thay đổi tương ứng như vậy. Tuy nhiên, phụ phí nhiên liệu chỉ là một loại phụ phí vận tải biển chứ không phải một loại phí. Nó cũng không được tính vào trong Các Local Charges của hoạt động xuất nhập khẩu.

Phí CAF là gì?

CAF là tên viết tắt của cụm từ Currency Adjustment Factor có nghĩa là phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ. Đây là khoản phụ phí thường được thu thêm khi tỷ giá ngoại tệ có sự biến đổi. Cụ thể, hãng tàu thu khoản phụ phí này từ chủ hàng nhằm mục đích bù đắp cho chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.

icon

SALES MANAGER (Hai Phong Office)

(Ms.) Trần Thị Thu Trang

+84 93 4305 186

icon

SALES MANAGER (Ha Noi Office)

(Mr.) Nguyễn Bá Việt Anh

+84 93 6607 186

icon

PURCHASING MANAGER

(Mr.) Lê Huy Hoàn

+84 979 328 376