CBM là gì? Hướng dẫn cách tính CBM hàng Sea/ Air/ Road
CBM là gì? Tại sao khi tìm hiểu về xuất nhập khẩu (XNK) chúng ta phải tìm hiểu về khái niệm này? Chỉ số CBM rất phổ biến và xuất hiện rất nhiều trong nghiệp vụ XNK hiện nay. Biết cách quy đổi sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian.
Mời bạn đọc hãy cùng An Tín Logistics tìm hiểu CBM là gì trong xuất nhập khẩu cũng như cách tính CBM theo từng loại hàng trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
Chỉ số CBM là gì trong xuất nhập khẩu?
CBM là tên viết tắt của đơn vị đo “Cubic Meter”, dịch nghĩa là mét khối. CBM có nhiệm vụ đo đạc khối lượng và kích thước hàng hóa. Từ đó, chúng ta sẽ tính phí vận chuyển dựa trên chỉ số này.
Đơn vị đo CBM có ứng dụng trong đa số các loại hình vận chuyển hàng hoá gồm: đường biển, vận tải Container và hàng không,… Trong quá trình tính CBM (m3), mọi người nên quy đổi về đơn vị Kg (trọng lượng) nhằm áp dụng đơn giá vận chuyển.
Một Container sẽ chứa được bao nhiêu lượng CBM?
Các bạn hãy tham khảo ngay bảng dưới đây để tìm hiểu về sức chứa CBM tối đa mà 1 Container có thể chứa được:
Loại | Chiều rộng | Chiều cao | Chiều dài | Sức chứa | Mức cực đại |
Container 20 | 234cm | 238cm | 589cm | 26 – 28 CBM | 33 CBM |
Container 40 | 234cm | 238cm | 1200cm | 56 – 58 CBM | 66 CBM |
Container 40’ HC | 234cm | 269cm | 1200cm | 60 – 68 CBM | 72 CBM |
Container 45’ HC | 245cm | 269cm | 1251cm | 72 – 78 CBM | 86 CBM |
Hướng dẫn cách tính CBM hàng Sea/ Air/ Road trong xuất nhập khẩu
Cách chuyển đổi CBM theo từng loại hình sẽ thay đổi để phù hợp với yếu tố đặc trưng. Chính vì vậy, bạn nên ghi nhớ và lưu ý về loại hình vận chuyển của mình. Cách tính CBM hàng Sea/ Air/ Road như sau:
Hàng Sea
Nhiều khách hàng thắc mắc không biết làm thế nào để tính trọng lượng và tính phí trong các đợt vận chuyển? Để tính toán chính xác, chúng ta cần phải làm theo các bước hướng dẫn. Ngoại lệ là trường hợp hằng số trọng lượng tính cước của hàng Sea không giống với hàng Air.
Các bạn nên quy đổi về hằng số trọng lượng tính cước (VWS – Volumetric Weight Constant) là 1000 kgs/m3 trong quá trình tính trọng lượng tính cước hàng Sea. Ví dụ doanh nghiệp muốn vận chuyển lô hàng với 10 kiện hàng kèm theo những thông số như là:
- Kích thước theo từng kiện: 120 cm x 100 cm x 150 cm;
- Trọng lượng theo từng kiện: 800 kgs/ trọng lượng ròng 1 kiện.
Tiếp đến, các bạn thực hiện đúng trình tự theo như công thức dưới đây để tính toán trọng lượng tính phí:
- Bước 1: Đầu tiên, chúng ta phải nắm được tổng trọng lượng của lô hàng. Ở ví dụ trên chúng ta có tổng là 8000 kg;
- Bước 2: Tiếp đến tính toán thể tích thực của hàng hoá:
- Kích thước của 1 lô/ cm: 120cm x 100cm x 150cm;
- Kích thước của 1 lô/m: 1.2m x 1m x 1.5m;
- Thể tích thực của kiện hàng: 1.2m x 1m x 1.5m ? 1.8 (CBM);
- Vậy tổng thể tích thực của lô hàng là: 10 x 1.8 = 18 (CBM).
- Bước 3: Quy đổi trọng lượng thể tích của tổng lô hàng
- Chúng ta lấy thể tích lô hàng nhân cho hằng số trọng lượng thể tích để cho ra đáp án trọng lượng thể tích của tổng lô hàng;
- Hằng số quy ước của lô hàng đường biển: 1000 kgs/CBM;
- Volumetric Weight: 18 x 1000 = 18000kgs.
- Bước 4: Cuối cùng tính toán trọng lượng tính cước của lô hàng. Chúng ta sẽ chọn trọng số lớn hơn, khi so sánh tổng trọng lượng với trọng lượng thể tích của tổng lô hàng. Chỉ số này sẽ là trọng lượng tính cước cho lô hàng giả sử ở trên:
- Ta có tổng trọng lượng lô hàng là 8000kg;
- Trọng lượng thể tích của lô hàng thực tế là 18000kg;
- Có thể thấy trọng lượng thực tế nhỏ hơn nên chọn trọng lượng thể tích là 18000kgs để làm trọng lượng tính cước.
Hàng Air
Trước tiên bạn phải có trọng lượng thể tích để xác định trọng lượng tính cước lô hàng Air. Để tìm hiểu kỹ càng hơn, các bạn theo dõi ví dụ dưới đây về từng bước trong quá trình tính trọng lượng tính cước và trọng lượng thể tích ở lô hàng Air:
Giả thuyết đặt ra chúng ta vận chuyển một lô hàng với tổng cộng 10 kiện có thông tin gồm:
- Kích thước của từng kiện: 100 cm x 90 cm x 80 cm;
- Trọng lượng theo mỗi kiện: 100 kgs/ trọng lượng toàn lô hàng.
Các bạn lưu ý theo dõi từng bước dưới đây để tính trọng lượng thể tích và trọng lượng tính cước của lô hàng giả thuyết:
- Bước 1: Tiến hành tính trọng lượng tổng lô hàng – Gross Weight nhằm so sánh với trọng lượng thể tích tính phí. Tổng khối lượng của lô hàng giả thuyết là 1000kgs (100 kgs x 10);
- Bước 2: Tiếp theo chúng ta tính thể tích hàng hoá (nên quy đổi thành đơn vị m3):
- Kích thước 1 kiện/cm: 100 cm x 90 cm x 80 cm;
- Kích thước 1 kiện/m: 1 m x 0.9 m x 0.8 m;
- Thể tích thực của 1 kiện: 1 m x 0.9 m x 0.8 m = 0.72 (CBM – mét khối);
- Tổng thể tích hàng hoá là: 10 x 0.72 = 7.2 CBM;
- Bước 3: Sau khi tính thể tích, chúng ta tiếp tục tìm trọng lượng thể tích hàng hoá bằng cách nhân hằng số trọng lượng thể tích với thể tích hàng hoá. Hằng số quy ước trọng lượng ta có là:
- Hằng số cố định của cách tính trọng lượng hàng không = 167 kgs / CBM;
- Volumetric Weight (Trọng lượng thể tích) = hằng số trọng lượng thể tích x tổng thể tích của hàng hoá = 167 x 7.2 = 1202.4 kgs.
- Bước 4: Sau đó, các bạn so sánh trọng lượng thể tích với trọng lượng tổng hàng hoá. Bạn chọn trọng số lớn hơn để tính toán trọng lượng tính cước lô hàng. Dưới đây là kết quả trọng lượng tính cước với giả thuyết ở trên cho lô hàng Air:
- Trọng lượng thể tích lô hàng: 1202.4 kg;
- Trọng lượng tổng lô hàng: 1000 kgs;
- Chúng ta sẽ sử dụng trọng lượng thể tích vì cao hơn rất nhiều so với trọng lượng tổng lô hàng (1202.4 kg).
Hàng Road
Cách tính hàng Road tương đối đơn giản hơn hai cách tính trên. Chỉ khác ở điểm là hằng số trọng lượng thể tích quy ước là 333 kgs/m3. Chúng ta lấy ví dụ lô hàng đường bộ có 10 kiện kèm theo thông số:
- Trọng lượng từng kiện: 960 kgs/tổng trọng lượng;
- Trọng lượng tổng lô: 9600 kgs;
- Kích thước từng kiện: 120 cm x 100 cm x 180 cm.
Chúng ta sẽ tích trọng lượng thể tích lô hàng – Volumetric Weight, như sau:
- Kích thước của kiện hàng theo m: 1.2 m x 1 m x 1.8 m;
- Thể tích theo 1 kiện: 1.2 m x 1 m x 1.8 m = 2.16 CBM;
- Tổng thể tích lô hàng là: 2.16 x 10 = 21.6 CBM;
- Chỉ số quy ước trọng lượng thể tích: 333 kgs/m3;
- Tổng trọng lượng thể tích là: 333 x 21.6 = 7192.8 kgs.
Ta thấy trọng lượng thể tích nhỏ hơn trọng lượng tổng nên lấy trọng lượng tổng lô hàng (9600 kgs) làm trọng lượng tính cước lô hàng.
Lợi ích của việc tính CBM
Việc doanh nghiệp hiểu được cách tính CBM sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
- Giúp Shipper (người vận chuyển) tính toán được số lượng hàng trong một chuyến vận chuyển;
- CBM hỗ trợ cho Shipper sắp xếp gọn vị trí hàng hóa trong khoang máy bay hoặc Container để tiết kiệm tối đa không gian chở hàng;
- Chỉ số CBM đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong vận chuyển hàng không và đường biển.
Tỷ lệ quy đổi CBM – KGs
Cách quy đổi CBM sang kg sẽ khác nhau theo từng phương thức vận chuyển. Mọi người tham khảo hằng số quy ước trọng lượng theo từng loại hình:
- Đường bộ (Road): 1 CBM = 333 kg;
- Hàng không (Air): 1 CBM = 167 kg;
- Đường thuỷ (Sea): 1 CBM = 1000 kg;
Kết luận
Như vậy là chúng ta đã giải mã được CBM là gì trong xuất nhập khẩu? cũng như cách tính theo từng loại hình. An Tín Logistics mong rằng đã giúp đỡ cho bạn trong quá trình tìm hiểu về chỉ số này.
Nếu như các bạn vẫn còn thắc mắc về CBM, xin hãy để lại câu hỏi của mình dưới phần bình luận. An Tín Logistics sẽ nhanh chóng liên hệ và tư vấn cho các bạn.