Cảng ICD là gì? Tìm hiểu từ A – Z về ICD trong Logistics
“ICD là gì?” Bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải này có vai trò tương đối quan trọng trong xuất nhập khẩu. Sự xuất hiện của cảng ICD đã giải quyết nhiều vấn đề giao thông đường biển còn tồn đọng.
Vậy cảng ICD là gì? cảng cạn là gì? Bạn hãy cùng An Tín Logistics khám phá ngay những thuật ngữ này qua biết ngày hôm nay nhé!
Xem nhanh
Cảng cạn là gì?
Nhìn chung, cảng cạn là tên gọi của các cảng nằm phía trên cạn và xa bờ. Các cảng này không nằm cạnh biển hay sông như thông thường nhằm phân biệt với cảng sông và cảng biển. Vì tên là cảng nên có nhiệm vụ tập hợp các phương tiện vận chuyển hàng hoá.
Cảng cạn bao hàm và rộng hơn khái niệm ICD, được định nghĩa theo Điều 4 của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam là:
“Cảng cạn là bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng của giao thông vận tải, như là một đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với các hoạt động của cảng biển, cảng đường thuỷ nội địa, ga đường sắt, cảng hàng không và cửa khẩu đường bộ. Đồng thời, chúng có chức năng như một cửa khẩu đối với hàng hoá xuất/nhập khẩu bằng đường biển”
Cảng ICD là gì?
ICD là cụm viết tắt của Inland Container Depot có nghĩa là cảng cạn, cảng khô hay cảng nội địa. Đây là điểm thông quan hàng hoá nằm trong khu vực nội địa của từng quốc gia khác nhau. Bạn có thể hiểu đơn giản cảng ICD là phần mở rộng của một cảng biển bình thường.
Sự ra đời của cảng ICD đã giúp giải quyết các tình trạng ùn ứ hàng hóa, thông quan và giải phóng hàng nhanh hơn. Việc kiểm soát cũng trở nên dễ dàng hơn với các dịch vụ lưu kho bãi, đóng gói và thủ tục hải quan. Từ đó hiệu quả xuất nhập khẩu được gia tăng một cách đáng kể.
Chức năng của ICD bao gồm những gì?
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm cảng ICD là gì, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về chức năng và vai trò của ICD trong vận tải đa phương thức. Chức năng và vai trò cụ thể của ICD bao gồm:
1. Nơi thông quan hàng hóa trong nội địa
Thực tế, hàng hoá thực hiện xuất nhập khẩu khi hoàn thành toàn bộ thủ tục tại cảng biển. Những công việc thông quan sẽ gồm: giám định, kiểm tra và bốc xếp hàng,… Khi có quyết định thông quan thì hàng mới được xếp lên tàu vận chuyển (On Board – hàng xuất khẩu) hay về kho của chủ hàng (hàng nhập khẩu).
Nhưng khi thực hiện các nghiệp vụ thông quan tại ICD, khả năng thông quan cho hệ thống cảng biển sẽ được tăng lên. Đồng thời, số lượng hàng hoá tồn đọng được giảm tải và nâng cao năng lực hiện tại của cảng.
2. Nơi tập kết Container & hàng hoá
Vì cảng ICD thuộc trong nội địa, cho nên các Container và hàng hoá có thể tập kết đầy thuận tiện tại đó. Qua đó, chủ hàng hay bên vận chuyển có thể chuẩn bị từ trước các công việc liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Điều này giúp các chủ hàng gần cảng ICD bổ sung thêm lựa chọn linh động trong vấn đề vận chuyển và lưu trữ hàng hoá xuất nhập khẩu. Địa điểm ngay gần với kho của chủ hàng để tiết kiệm thời gian và chi phí.
3. ICD là “cánh tay” nối dài của cảng biển
Vì tình trạng diện tích hạn chế của các cảng biển hiện nay. Hoạt động mở rộng phạm vi phục vụ và nâng cao năng lực thông quan có thể hoàn thành tốt dựa trên các cảng ICD. Hàng hoá hoàn thành tất cả các nghiệp vụ kiểm đếm và thông quan,… ngay tại cảng biển cũng như ICD.
Chính vì vậy, các cảng (Depot) nội địa này sẽ được xem như một phần nối dài của các cảng biển sâu vào đến bên trong phần đất liền.
Cấu trúc chính của cảng cạn ICD
Theo như ghi nhận thì diện tích của một hệ thống cảng cạn tương đối lớn. Mỗi khu vực sẽ đi liền với một chức năng cụ thể. Chúng ta có thể liệt kê ra một vài cầu trục quan trọng và phổ biến nhất như:
- Bãi nguyên lưu trữ Container;
- Cổng giao và nhận các Container;
- Khu vực vệ sinh chuyên dụng Container;
- Khu vực kho ngoại quan;
- Điểm/khu vực thu gom hàng lẻ (còn được gọi là kho hàng CFS);
- Khu vực thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa và hành chính;
- Nhà xưởng sửa chữa tàu, Container,…;
- Cổng đi dành riêng cho phương tiện xe máy;
- Khu vực chuyên thực hiện đóng gói hàng hoá;
- Khu vực dành cho thông quan hàng hoá.
Cơ sở kỹ thuật của ICD trong xuất nhập khẩu là gì?
Lĩnh vực xuất nhập khẩu đang phát triển thần tốc tại Việt Nam hiện tại. Song song đó, các hoạt động vận tải cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Để thời gian vận chuyển từ bên bán sang bên mua được diễn ra đúng kế hoạch trong thời gian ngắn. Thì vai trò của cảng cạn ICD là vô cùng quan trọng để đáp ứng được nhu cầu. Tuy vậy, các cảng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về mặt cơ sở kỹ thuật.
Một số đặc điểm liên quan đến cơ sở kỹ thuật cảng ICD mà bạn có thể tham khảo:
- Không gian và diện tích cảng ICD phải đủ rộng và thông thoáng để lưu trữ số lượng lớn hàng hoá trong cùng một ngày hoạt động;
- Sở hữu đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị và phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ tối đa cho việc xếp dỡ cũng như bảo quản hàng hoá xuất nhập khẩu;
- Cảng cạn cần phải có thêm khu vực văn phòng để giúp việc thực hiện thủ tục hải quan của doanh nghiệp thương mại trở nên thuận tiện hơn. Từ đó, giúp cho quá trình thông quan hàng hoá được diễn ra nhanh gọn hơn;
- Hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại và ổn định để đảm bảo sự kết nối nhất quán của các bộ phận cảng. Qua đó, quá trình xử lý công việc được hỗ trợ tốt hơn và diễn ra suôn sẻ hơn;
- Cảng ICD phải xây dựng tường rào bảo vệ xung quanh cảng nhằm đảm bảo vấn đề an ninh. Hơn nữa, vị trí cảng phải đặt tại nơi ngăn cách và xa rời các khu vực xung quanh.
Những dịch vụ chính của ICD là gì trong Logistics?
Khi lựa chọn sử dụng cảng cạn làm nơi thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm rất nhiều dịch vụ của cảng như sau:
- Dịch vụ lưu trữ hàng hoá tại kho CFS hoặc kho hải quan;
- Dịch vụ bãi chứa Cont với các loại: Cont rỗng, Cont hàng lạnh và Cont có hàng,…
- Dịch vụ đóng gói hàng hoá theo quy chuẩn và bốc dỡ Container;
- Trung chuyển các loại hàng siêu trọng, siêu trường và nhiều loại hàng hoá khác;
- Hỗ trợ làm thủ tục hải quan cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Bên cạnh những chức năng chính, cảng ICD còn có những chức năng phụ như là:
- Rút hàng ngay tại bãi;
- Bảo trì và lắp đặt các loại thiết bị theo yêu cầu;
- Làm bao bì đóng gói, hút chân không cũng như vẽ mã hiệu của hàng hoá;
- Vệ sinh đồng thời sửa chữa các loại Container;
- Vận chuyển đường bộ.
Tổng hợp danh sách các cảng ICD tại Việt Nam
Theo như thống kế tại Việt Nam, số lượng cảng cạn khá nhiều với quy mô lớn. Các bạn có thể tham khảo một vài cái tên tiêu biểu gồm:
- Cảng ICD Phước Long;
- Cảng ICD Hải Linh;
- Cảng ICD Sotrans;
- Cảng ICD Km3 + 4 Móng Cái, Quảng Ninh;
- Cảng ICD Tanamexco;
- Tân Cảng Hải Phòng;
- Cảng cạn Long Bình;
- Cảng ICD Đình Vũ tại Quảng Bình;
- Cảng Transimex;
- Cảng cạn ICD Long Biên thuộc Hà Nội;
- Cảng ICD Tân Tạo;
- ICD cảng Tân Cảng – Hà Nam;
- Cảng ICD cạn Sóng Thần;
- …
Lời Kết
Như vậy là các bạn đã cùng An Tín Logistics tìm hiểu tất cả thông tin về “ICD là gì?” thông qua bài viết trên rồi. Việc xây dựng và nâng cấp các cảng cạn ICD là vô cùng cấp bách tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao.
Quý độc giả nếu như vẫn còn thắc mắc hay chưa hiểu nội dung nào về cảng ICD, xin hãy để lại bình luận bên dưới. Nhân viên sẽ lập tức liên hệ tư vấn cho các bạn trong tức khắc.