Packaging là gì? Tìm hiểu quy chuẩn và cách đóng gói hàng hóa chi tiết
“Packaging là gì?” Thuật ngữ này hết sức quan trọng đối với những bạn công tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hoạt động đóng gói hàng hoá này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận chuyển hàng hoá.
Chính vì tầm quan trọng đó, An Tín Logistics sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về Packaging qua bài viết dưới đây. Mọi người đừng bỏ lỡ nhé!
Xem nhanh
Packaging là gì?
Packaging hiểu một cách đơn giản là sự đóng gói hàng hoá. Thuật ngữ này hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phổ biến nhất chính là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
Nói chung, quá trình đóng gói hàng hoá là cần thiết để bảo vệ sản phẩm an toàn trước các tác nhân bên ngoài. Quá trình đóng gói sẽ tương ứng theo tiêu chuẩn của từng phân loại hàng hoá cũng như loại bao bì.
Packaging trong xuất nhập khẩu có bao nhiêu loại?
Số lượng hàng hoá rất đa dạng nên mẫu mã của bao bì cũng trở nên phong phú hơn để phục vụ nhu cầu thị trường. Thế nhưng, xét về tính cơ bản nhất thì các loại bao bì đóng gói sẽ được chia thành 4 loại chính bao gồm:
1. Dựa vào vai trò lưu thông hàng hoá
Phân loại theo vai trò lưu thông hàng hoá sẽ được chia nhỏ thành 3 dạng như sau:
- Bao bì trong, là dạng bao bì đóng gói trực tiếp với hàng hóa nhằm ngăn ngừa các tác nhân ảnh hưởng từ bên ngoài gây hư hỏng. Những loại bao bì này thường có những tính năng cơ bản cụ thể là: chống ẩm mốc, chống chấn động và chống thấm;
- Bao bì ngoài, là dạng bao bì sở hữu công dụng bảo vệ hàng hoá tốt nhất đối với quá trình vận chuyển hàng từ nơi sản xuất đến địa điểm tiêu thụ. Hàng hoá vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu trong khi vận chuyển bằng phương tiện;
- Bao bì giữa, là hình thức bao bì trung gian, được bọc giữa bao bì ngoài và trong. Chất liệu của chúng thường là rơm, xốp và giấy,… Tác dụng hạn chế va chạm, giảm tác động và ma sát giữa các hàng hoá bên trong rất tốt.
2. Theo số lần sử dụng bao bì
Bao bì được phân loại theo số lần sử dụng được phân ra thành hai loại phổ biến gồm:
- Bao bì dùng một lần, chỉ sử dụng cho một lần và không sử dụng lại khi bóc ra. Các loại chính là: túi Nilon, các loại túi giấy,…
- Bao bì dùng nhiều lần, có thể tái chế và sử dụng lại cho các sản phẩm tiếp theo. Chúng gồm có: Container, bình nén, thùng hàng và bình chứa,…
3. Phân theo đặc tính chịu nén của bao bì
Nếu dựa vào đặc tính chịu nén (áp suất), Packaging gồm có 3 loại cốt lõi như là:
- Bao bì cứng, sản phẩm sẽ không bị biến dạng bởi các tác động ngoại lực khi sử dụng loại bao bì này;
- Bao bì mềm, những loại bao bì có khả năng co giãn nhất định trong quá trình đóng gói hàng hoá nhưng dễ bị biến dạng. Chúng thường là các loại túi vải hay túi Nilon;
- Bao bì nửa cứng, bao bì đủ cứng để chứa hàng hoá bên trong và thường làm từ vật liệu như mây tre hay gỗ. Chúng vẫn bị biến dạng nếu như có lực lớn tác động trực tiếp lên nó từ phía bên ngoài.
4. Theo tính chuyên môn hoá
Phân loại theo chuyên môn hoá thì sẽ bao gồm hai loại phổ thông sau:
- Bao bì thông dụng, bao bọc được nhiều loại mặt hàng thương mại khác nhau;
- Bao bì chuyên dụng, loại này chỉ chứa được một số loại hàng hoá nhất định dựa vào các yếu tố: kích thước, tính năng và hình dạng của hàng hoá.
5. Theo chất liệu cấu thành
Thông thường sẽ có những bao bì với từng chất liệu riêng biệt sau:
- Bao bì gỗ;
- Bao bì dệt;
- Bao bì bìa cát tông hoặc giấy;
- Bao bì kim loại.
So sánh sự khác nhau giữa Packing và Packaging trong Logistics
Để so sánh và tìm ra điểm khác biệt giữa Packing và Packaging, chúng ta cần xem xét dựa trên các yếu tố chính. Sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này gói gọn lại như trong bảng sau đây:
Tiêu chí | Packaging | Packing |
Khái niệm | Packaging là quá trình tạo ra một vỏ bọc bên ngoài sản phẩm. Mục đích để xác định thương hiệu cũng như đảm bảo an toàn cho sản phẩm trong quá trình vận chuyển và bảo quản | Packing là quá trình đóng gói sản phẩm vào các thùng chứa hay hộp để thực hiện mục đích bảo vệ sản phẩm |
Chức năng | Thiết kế nhãn mác, bao bì và thúc đẩy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp | Bao gói và bảo quản sản phẩm đúng cách nhằm không bị hư hỏng |
Mục đích sử dụng thực tế | Nhận diện hình ảnh thương hiệu và thu hút khách hàng mua sản phẩm | Tạo điều kiện an toàn tối đa cho hàng hoá khi bảo quản cũng như vận chuyển |
Quy chuẩn của bao bì trong nghiệp vụ đóng gói hàng hoá
Bao bì được lựa chọn thực hiện việc đóng gói hàng hóa phải phù hợp với quy chuẩn chung. Các bạn có thể tham khảo một số yêu cầu về bao bì như dưới đây để chuẩn bị tốt hơn:
- Phù hợp với hình thức vận chuyển hàng hoá (máy bay, hàng rời, xe tải, tàu biển hay hàng Container,…);
- Kích thước phải thích hợp cho việc lưu kho bãi, trong Container hoặc Pallet trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn;
- Bao bì phải đáp ứng được yếu tố dẻo dai và độ bền nhằm chịu được sự kéo, va chạm và xô đẩy trong quá trình bốc xếp, lưu trữ hàng hoá. Phụ thuộc vào hình thức vận chuyển (đường bộ, đường hàng không và đường biển) các chỉ số trên sẽ được yêu cầu khác nhau;
- Thích ứng với hiện tượng thay đổi khí hậu cũng như thời tiết ở từng khu vực riêng biệt;
- Tính năng bảo vệ sản phẩm phải được đảm bảo tuyệt đối, không gây nên ẩm mốc, hư hỏng và biến mùi cho sản phẩm.
- Liệt kê và thể hiện rõ ràng, đầy đủ các yêu cầu cần chú ý trong quá trình bốc xếp, vận chuyển, lưu kho và xếp hàng,… trên bao bì sản phẩm.
Các hình thức đóng gói Packaging phổ biến
Cách đóng gói hàng hoá theo Packaging được chia thành nhiều hình thức khác nhau tương ứng với từng cách thực hiện. Cụ thể bao gồm:
1. Đóng gói đơn vị
Cách thức đóng gói này áp dụng cho các đơn vị mua của người tiêu dùng cuối cùng. Bao bì đóng gói phải thích hợp với loại mặt hàng, sử dụng được trong khoảng thời gian dài. Đồng thời, bao bì phải có mã vạch kèm theo để đáp ứng cho việc thanh toán.
2. Bulking Packaging – Đóng gói theo nhóm
Loại này tương ứng với đơn vị mua từ một nhà phân phối hay là nhà bán lẻ. Hàng hoá thông thường sẽ đóng gói vào Carton hay thùng giấy và tập hợp lại trên Pallet.
3. Đóng gói cùng nhóm – Group Packaging
Thẻ SSCC (Serial Shipping Container Code, nghĩa là số Seri hàng hoá vận chuyển bằng Container) sẽ được gắn trên toàn bộ kiện hàng của Pallet. Mục đích để xác định chính xác số lượng hộp Carton hoặc thùng hiện có của toàn lô hàng.
Hạn sử dụng và số của lô hàng cũng sẽ được xác định nhanh chóng với thông tin hiển thị trên thẻ SSCC.
4. Warehouse Packaging – Đóng gói hàng trong kho
Cách thức này áp dụng cho những sản phẩm được lưu kho với hệ thống giá đỡ hoặc kệ sẽ được đóng gói. Kích thước của bao bì phải tương ứng và phù hợp với kích thước của từng vị trí lưu trữ trong kho.
Các sản phẩm bao bì quá khổ sẽ được đặt ở phía trên cùng hoặc dưới cùng của hệ thống. Kho đóng gói hàng phải thường xuyên đóng hoặc mở cửa để tránh côn trùng, độ ẩm mốc và các tác nhân ô nhiễm từ bên ngoài.
5. Đóng gói bao bì vận chuyển
Xác định dựa vào lộ trình, thời gian vận chuyển cũng như thiết bị nâng hạ hàng hóa, xếp dỡ, môi trường và khí hậu của khu vực liên quan. Nghiệp vụ đóng gói bao bì vận chuyển phải theo chuẩn ISO của Tổ chức bao bì thế giới (World Packaging Organization).
Lời kết
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp vấn đề “Packaging là gì?” với nhiều thông tin hữu ích. An Tín Logistics mong rằng đã hỗ trợ cho bạn trong quá trình tìm hiểu về thuật ngữ này. Nếu bạn vẫn còn chưa tường tận về Packaging thì xin hãy nhập phía dưới phần bình luận để được tư vấn cụ thể hơn.